Thung lũng Silicon đang trở thành nơi mà chính nó từng căm ghét, và một quỹ đầu tư đang muốn chống lại điều đó

    Nguyễn Hải,  

    Từng là một biểu tượng văn hóa để chống lại sự tham lam vô độ của các ông trùm tài chính phố Wall, nhưng giờ đây, bản thân thung lũng Silicon cũng chẳng khác gì người mình từng căm ghét: tiền đã trở thành mục tiêu cao nhất.

    Từng là một nơi tập trung tinh hoa công nghệ trên thế giới, nơi mang đến giải pháp hữu ích cho các vấn đề của thế giới, mở ra cho con người những cơ hội mới, chính vì vậy, thung lũng Silicon luôn được xem như phía đối nghịch của Phố Wall - nơi tập trung của các ông trùm tài chính tham lam, tìm mọi cách kiếm được nhiều tiền hơn nữa. Nhưng giờ đây có lẽ mọi thứ đã khác.

    Thung lũng Silicon đang ngày càng giống với phố Wall, cũng chỉ biết đến tiền, thậm chí còn vượt qua phố Wall ở một số phương diện hành vi khác. Đó cũng là suy nghĩ của Linette Lopez, một phóng viên của trang Business Insider, về nơi này. Nhưng cô hy vọng rằng một quỹ đầu tư do Hiệp hội Kairos Society lập nên có thể giải quyết những vấn đề mà thung lũng Silicon từng cố gắng những đã thất bại. Nhưng điều gì khiến Lopez cho rằng, thung lũng Silicon đang trở thành phố Wall mới?

    Vào một lúc nào đó trong hành trình đi từ khẩu hiệu “Don’t be evil” và mang tới cho thế giới loại thực phẩm công nghệ cao Soylent – giữa việc xây nên những đám mây điện toán và cổ vũ các thảm họa lừa dối người dùng như Theranos – thung lũng Silicon đã trở thành nơi mà nó từng căm ghét.

    Thung lũng Silicon đã trở thành Phố Wall. Hai đầu tàu trung tâm của nước Mỹ hay của thế giới, những nơi từng tự xem mình là các đối thủ cộng sinh của nhau, giờ đây đang trở nên giống nhau hơn bao giờ hết.

    Một vài năm trước, các sinh viên tốt nghiệp ở những trường Ivy League (nhóm trường đại học nổi tiếng miền Đông nước Mỹ), thay vì lao vào phố Wall như trước đây, đã bắt đầu lựa chọn thung lũng Silicon. Vì vậy bản thân một vài người trong số họ đã thuộc về phố Wall. Standford trở nên sáng giá hơn Harvard và người hùng kinh doanh của nước Mỹ là Jeff Bezos chứ không còn là Jamie Dimon của JP Morgan Chase.

    Không khó để thấy tại sao. Cũng như công nghệ của Thung lũng Silicon, Bezos đã thành công trong việc đưa hoạt động kinh doanh của mình tới mọi mặt trong đời sống hàng ngày của người Mỹ.

    Nhưng điều khác biệt quan trọng nhất cho câu chuyện này là các đặc tính không thể nhầm lẫn được của mỗi nơi. Phố Wall không ngần ngại thừa nhận sự tham lam đã trở thành động lực thúc đẩy nhiều thỏa thuận của họ. Mặt khác, thung lũng Silicon lại luôn tự xem mình như một nơi tạo ra những điều tốt đẹp, giúp thế giới và giải quyết các vấn đề.

    Và đây là nơi mọi thứ bắt đầu trở nên rắc rối.

    Thung lũng Silicon đang trở thành một nơi giống phố Wall

    Vào thời điểm này, không khó để thấy rằng, Thung lũng Silicon không còn sống vì các ý tưởng của nó nữa – rằng đặc tính nguyên thủy đó chỉ như một tấm ván đặt lên trên những quả bong bóng ý tưởng vô dụng và tiền được rót ra chỉ để kiếm được nhiều tiền hơn nữa. Ở các bữa tối với các nhà đầu tư mạo hiểm, việc đầu tư không được đo lường bằng mức độ sáng giá của mỗi ý tưởng đằng sau nó hay những vấn đề mà chúng giải quyết, mà bằng số tiền họ đã huy động là bao nhiêu.

    Nếu trước đây, bạn đến Câu lạc bộ Hunt and Fish tại New York, sẽ không khó để bắt gặp một anh chàng mặc đồ Gucci đang ba hoa về số tiền mà quỹ phòng hộ của anh ta gây vốn được. Giờ đây, nếu đến The Battery – câu lạc bộ ở San Francisco dành cho giới tinh hoa của Thung lũng Silicon - mỗi anh chàng đi đôi sneaker của Louis Vuitton đều muốn làm gián đoạn cuộc nói chuyện của bạn bằng các chỉ số tăng trưởng cho công ty dán nhãn bitcoin của mình.

    Trong khi đó, kể từ sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 cho đến nay, những gì Facebook, Google và Twitter đã làm chỉ là làm người Mỹ tức giận với chiếc smartphone của họ.

    Thung lũng Silicon đã lạc lối trong một thời gian khi nó có nhiều quyền lực hơn bao giờ hết và hành động của nó tác động đến nhiều người hơn bao giờ hết.” Ankur Jain, nhà sáng lập 27 tuổi của Hiệp hội Kairos Society, bao gồm cả một quỹ đầu tư mạo hiểm. “90% các quỹ đầu tư nói rằng họ muốn thay đổi thế giới, và họ không làm như vậy.”

    Với ý nghĩa đó, phố Wall đã bị thung lũng Silicon đánh bại. Ít nhất, phố Wall còn đang làm những gì nó được lập ra để làm.

     Bài viết về xu hướng Co-Living, chia sẻ không gian sống chung - một khái niệm như phát minh lại văn hóa ở chung nhà (roomate) đã có từ lâu.

    Bài viết về xu hướng Co-Living, chia sẻ không gian sống chung - một khái niệm như phát minh lại văn hóa ở chung nhà (roomate) đã có từ lâu.

    Nó không chỉ là việc làm điều gì đó có ý nghĩa. Nó còn là về việc bạn làm gì.

    Có lẽ bạn đã thấy danh sách "30 Under 30" - 30 startup gây quỹ được hơn 15 triệu USD của những người dưới 30 do Forbes bình chọn. Nếu chưa, đây là một vài điều đáng chú ý trong danh sách đó: một công ty giống như Airbnb nhưng cho thú cưng, một dịch vụ ăn uống cho các startup ở Thung lũng Silicon, một ứng dụng giúp bạn trang trí nhà cửa, và một nền tảng bán hàng giúp bạn tài trợ tiền cho các phương tiện kiểu mới như Jet Ski ngay lập tức.

    Nước Mỹ vẫn còn rất nhiều vấn đề lớn, và một phần niềm tự hào của Thung lũng Silicon là giúp chúng ta giải quyết các vấn đề đó.

    Tất nhiên, cũng không có gì sai với việc tạo ra một nền tảng Airbnb cho thú cưng của bạn. Nhưng vấn đề là không chỉ ca startup. Apple là một người tránh thuế, còn Google, Facebook và Twitter - mục đích ban đầu của họ giờ này đang ở đâu? Chúng ta sẽ gọi họ là nhóm Bộ Ba.

    Tại phiên điều trần của Thượng viện vào tháng trước về việc làm thế nào các bot tự động từ nước ngoài sử dụng mạng xã hội để lây lan các tin tức giả mạo trong đợt bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, không luật sư nào đại diện cho nhóm Bộ Ba kia có thể đáp lại chất vấn của Al Franken, thượng nghị sĩ đảng Dân chủ bang Minnesota rằng, họ sẽ không chấp nhận các quảng cáo chính trị Mỹ thanh toán bằng đồng ngoại tệ.

    Việc các CEO của nhóm Bộ Ba gửi luật sư của mình đến phiên điều trần và không phải tự mình trả lời các câu hỏi về việc liệu các thế lực nước ngoài có thể thao túng nền tảng của họ hay không, cho thấy một điều. Họ còn vượt qua phố Wall ở mặt này – tất cả những người đứng đầu các ngân hàng lớn của Phố Wall đều từng có một lần phải ngồi vào ghế nóng trong Quốc hội. Nhưng có lẽ chiếc ghế đó quá nóng cho người như Mark Zuckerberg.

    Dần dần, nhóm Bộ Ba mới tiết lộ ra dữ liệu đáng lo ngại về số lượng người đã xem các thông tin sai lệch trên nền tảng của họ. Số liệu ban đầu Facebook đưa ra là khoảng 10 triệu, sau đó họ lại tăng vọt nó lên 126 triệu.

    Google, Facebook và Twitter không bao giờ muốn có trách nhiệm giám sát nền tảng của họ. Họ chỉ muốn bán dữ liệu của bạn. Tất nhiên, vấn đề với điều đó là, họ tạo ra các không gian trên màn hình cần được lấp đầy bởi bất cứ thứ gì, cho dù là tốt hay không. Điều đó mang lại các hậu quả.

    Ngược lại với điều tốt, không còn gì khác ngoài điều xấu. Và khi không còn điều tốt, đó chính là thứ sẽ lấp đầy các khoảng trống mà nhóm Bộ Ba cần. Nói một cách đơn giản hơn: “Don’t be evil” đã không còn đủ nữa. (Nếu bạn không biết, Don’t be evil là khẩu hiệu của Google thời gian đầu.)

    Kairos Fund - quỹ đầu tư muốn đưa thung lũng Silicon trở lại tốt đẹp như xưa

    Có thể thấy những gì đã xảy ra là khá rõ ràng, thay vì đổi mới nước Mỹ hay thế giới, thung lũng Silicon đang đổi mới chính nó. Thay vì đặt ra câu hỏi: “Thế giới cần gì?”, một câu hỏi khác lại được hỏi thường xuyên hơn, “Tôi muốn làm gì?

     Ankur Jain của Hiệp hội Kairos Society.

    Ankur Jain của Hiệp hội Kairos Society.

    Và “Tôi”, một cư dân đô thị giàu có, nghiện công nghệ muốn một ứng dụng có thể mang đến cho tôi chiếc bánh Burrito khi có yêu cầu, hay một máy ép nước trái cây trị giá 400 USD (chiếc máy Juicero).

    Hãy tham gia cùng Ankur Jain, người đã quyết định rằng thế là quá đủ. Hiện tại là lúc tầng lớp trung lưu Mỹ - một thị trường khổng lồ - đang bị tổn thương hơn bao giờ hết, giờ là lúc thung lũng Silicon trở nên mạnh mẽ hơn. Giờ là lúc trở nên hữu ích. Giờ là lúc để trở thành những gì họ từng tuyên bố.

    Ông nói “Mọi người hàng ngày đang bị bóp méo ở mọi giai đoạn trong cuộc sống của mình.” Và không chỉ tầng lớp trung lưu. Những người hoạch định chính sách tại Thung lũng Silicon “giả định rằng các kỹ sư của họ vẫn ổn, nhưng khi tiền thuê nhà chiếm đến 50 thu nhập sau thuế, bạn đang gặp vấn đề.”

    Hôm thứ Năm vừa qua, Jain cho biết, ông đã dành riêng một quỹ để khắc phục các vấn đề lớn của nước Mỹ:

    - Nợ sinh viên.

    - Thuê nhà cao tầng ở các trung tâm đô thị.

    - Chăm sóc trẻ em.

    - Chi phí cho thất nghiệp và đào tạo lại.

    - Thu nhập hưu trí.

    Hội đồng quản trị của quỹ bao gồm Vicente và Marta Fox, cựu tổng thống và đệ nhất phu nhân của Mexico, Mark Thompson, CEO của New York Times, Bobbi Brown, nhà sáng lập hãng mỹ phẩm Bobbi Brown Cosmetics., Roger Goodell ủy viên NFL, và nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, không có nhà đầu tư mạo hiểm nào trong ban quản trị quỹ này.

    Jain cho biết. “Chúng tôi đang tăng cơ hội đầu tư (deal flow) FOMO (Fear of Missing Out: nỗi sợ bị bỏ lỡ) bằng cách đưa các cơ hội đầu tư tới mọi người có quan tâm, nhưng chúng tôi sắp phải làm điều gì đó để duy trì trọng tâm của mình.”

    Giờ khi thành một nơi tiền đuổi theo tiền, thung lũng Silicon đã trở nên không muốn chịu rủi ro và hèn nhát. Ở phố Wall, chúng ta gọi đó là bầy tầm thường.

    Tham khảo Business Insider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ