Tìm hiểu qua tâm lí học về màu sắc trong thiết kế web

    Truê Spiderum,  

    Trong thiết kế web, màu sắc ảnh hưởng trực tiếp tới cách hiểu, cảm nhận và hành vi của người dùng. Có thể bạn có chút hiểu biết cơ bản về tâm lí học màu sắc nhưng những gì chúng ta biết vẫn còn mang tính phỏng đoán chủ quan.

    Mỗi người đều có một cách hiểu riêng về màu sắc dựa vào giáo dục, trải nghiệm và văn hóa. Nhưng bên cạnh đó, vẫn có những điểm chung về cách mà mọi người phản ứng với màu sắc.

    Hiểu ý nghĩa màu sắc ở những nền văn hóa khác nhau có thể giúp bạn không hiểu lầm hay thậm chí xúc phạm người khác. Ví dụ như văn hóa phương Tây coi màu trắng là màu truyền thống trong đám cưới và màu đen là màu của đám tang. Nhưng ở Trung Quốc, cô dâu lại mặc trang phục màu đỏ còn màu trắng lại được sử dụng phổ biến trong đám tang.

    Dưới đây là ý nghĩa của một số màu thông dụng ở các nền văn hóa khác nhau.

    Đỏ

    Ở Trung Quốc, màu đỏ thường xuất hiện trong các lễ hội và mang ý nghĩa của sự may mắn, thịnh vượng, hạnh phúc và trường thọ.
    Ở Trung Quốc, màu đỏ thường xuất hiện trong các lễ hội và mang ý nghĩa của sự may mắn, thịnh vượng, hạnh phúc và trường thọ.

    Với văn hóa phương Tây, màu đỏ biểu trưng cho cảm giác nóng, sự nguy hiểm, máu và tín hiệu dừng lại. Ở Ấn Độ, đỏ là màu mạnh mẽ để chỉ sự sợ hãi, lửa, sự sung túc, sức mạnh, sự sinh sôi, sức quyến rũ, tình yêu và vẻ đẹp. Ở Nam Phi, màu đỏ liên quan tới đám tang và phần đỏ của lá cờ nước này biểu tượng cho bạo lực và những hi sinh đã phải trả trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Truyền thống Thái Lan thì gán cho mỗi ngày trong tuần một màu sắc riêng - liên quan tới mỗi vị thần. Đỏ là màu của chủ nhật, tượng trưng cho thần Surya, một vị thần mặt trời. Ở Trung Quốc, màu đỏ thường xuất hiện trong các lễ hội và mang ý nghĩa của sự may mắn, thịnh vượng, hạnh phúc và trường thọ.

    Xanh dương

    Các nước Trung Đông thì coi xanh dương là màu của sự bảo hộ và an toàn, biểu tượng của thiên đường, tâm linh và bất tử.
    Các nước Trung Đông thì coi xanh dương là màu của sự bảo hộ và an toàn, biểu tượng của thiên đường, tâm linh và bất tử.

    Với các nước sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh, người ta dùng từ "màu xanh dương" để chỉ nỗi buồn hay nỗi thất vọng. Trong văn hóa phương Tây, màu xanh còn là màu nam tính và là biểu tượng cho sự ra đời của một bé trai. Điều này hoàn toàn trái ngược với văn hoá Trung Quốc, nơi mà xanh dương là một màu nữ tính. Các nước Trung Đông thì coi xanh dương là màu của sự bảo hộ và an toàn, biểu tượng của thiên đường, tâm linh và bất tử.

    Xanh lá cây

    Văn hóa Á Đông thì thường gắn xanh lá cây với cuộc sống mới vĩnh cửu, điểm khởi đầu, phồn thực, tuổi trẻ, sức khỏe và thịnh vượng.
    Văn hóa Á Đông thì thường gắn xanh lá cây với cuộc sống mới vĩnh cửu, điểm khởi đầu, phồn thực, tuổi trẻ, sức khỏe và thịnh vượng.

    Xanh lá cây là màu "quốc dân" của đất nước Ireland, gắn liền với yêu tinh, cỏ bốn lá may mắn và thánh Patrick. Ở các nước phương Tây, xanh lá cây là tín hiệu cho mùa xuân, tiền bạc, đôi khi là sự thiếu kinh nghiệm, ghen tuông và lòng tham. Văn hóa Á Đông thì thường gắn xanh lá cây với cuộc sống mới vĩnh cửu, điểm khởi đầu, phồn thực, tuổi trẻ, sức khỏe và thịnh vượng.

    Vàng

    Ở Nhật, màu vàng biểu tượng cho lòng dũng cảm, giàu có và vẻ tao nhã.
    Ở Nhật, màu vàng biểu tượng cho lòng dũng cảm, giàu có và vẻ tao nhã.

    Ở Pháp, màu vàng là biểu tượng cho lòng ghen tị, phản bội, yếu đuối và mâu thuẫn. Vào thế kỉ X, người Pháp sơn cánh cửa của những kẻ phản bội và tội phạm bằng màu vàng. Ở Đức, màu vàng biểu tượng cho sự ghen tị, trong khi Trung Quốc thì coi nó là màu sắc của những văn hóa phẩm khiêu dâm. Ở các nước châu Phi, màu vàng để chỉ những người có chức sắc cao vì màu này gần với màu vàng kim. Ở Nhật, màu vàng biểu tượng cho lòng dũng cảm, giàu có và vẻ tao nhã.

    Hồng

    Ở Nhật Bản (đất nước đầy những thứ kì quái) thì màu hồng lại là màu của nam giới.
    Ở Nhật Bản (đất nước đầy những thứ kì quái) thì màu hồng lại là màu của nam giới.

    Màu hồng từ trước đến nay vẫn được biết đến rộng rãi là màu sắc nữ tính, là biểu tượng của tình yêu và sự lãng mạng, cũng như sự ra đời của một bé gái. Rất nhiều nước phương Đông cũng gắn màu hồng với những ý nghĩa như thế. Tuy nhiên, ở Nhật Bản (đất nước đầy những thứ kì quái) thì màu hồng lại là màu của nam giới. Thậm chí, ở Trung Quốc, nó còn không được công nhận là một màu cho đến khi văn hóa phương Tây tràn vào. Trong tiếng Hán, từ này được dịch ra là "màu xa lạ".

    Có thể dễ dàng liên hệ màu sắc với bản thân ta và hiểu được ý nghĩa văn hóa của chúng, nhưng nếu như bạn đang thiết kế web, hình ảnh hay tạo ra các sản phẩm cho người nước ngoài, hãy dành một vài phút để tìm hiểu về màu sắc cho dự án sắp tới của mình. Chẳng hạn như, nếu thiết kế cho khách hàng Trung Quốc thì nên lái màu hồng thành màu đỏ hoặc xanh lá cây. Trong khi đó, các khách hàng ở Trung Đông thích màu xanh dương và người giàu có ở Nhật sẽ thích màu vàng.

    Sự khác nhau trong sử dụng màu sắc của nam giới và nữ giới

    Nam giới và nữ giới có sở thích khác nhau trong việc sử dụng màu sắc, theo một nghiên cứu của Color Assignment. Kết quả cho thấy rằng, cả hai giới đều thích màu xanh dương, trong khi 23% phụ nữ thích màu tím thì đàn ông gần như không thèm quan tâm đến màu này.

    Bạn đang làm một dự án cho người dùng là nữ giới thì các màu nhẹ sẽ là một lựa chọn tốt hơn.
    Bạn đang làm một dự án cho người dùng là nữ giới thì các màu nhẹ sẽ là một lựa chọn tốt hơn.

    Các kết quả khác của nghiên cứu cũng cho thấy, về độ đậm nhạt thì "cánh mày râu" thường thích các màu đậm trong khi phụ nữ thích màu sắc nhẹ nhàng hơn. Hiểu được điều này sẽ giúp bạn có thể chọn được màu sắc khi thiết kế theo đối tượng giới tính. Ví dụ, bạn đang làm một dự án cho người dùng là nữ giới thì các màu nhẹ sẽ là một lựa chọn tốt hơn.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ