Tìm hiểu số phận của mẫu xe tăng Pháp siêu uy lực trong thế chiến 2 từng khiến xe tăng Đức phải khiếp sợ

    PnM,  

    Ở thời điểm những năm 1940 thì pháo 47 mm SA 35 và súng máy 7,5 mm MAC mle 1931 của xe tăng Pháp là những loại hỏa khí đầy uy lực có thể bắn xuyên xe tăng Đức từ khoảng cách 1000 yard (khoảng 915 m).

    Nhắc tới Thế chiến II thì chắc hẳn nhiều người sẽ hình dung ra ngay những chiếc xe tăng Panzer (Đức), T-34 (Liên Xô) hoặc Sherman (Mỹ), còn cái tên Somua S35 thì ít người biết đến. Quả thật, mẫu xe tăng này được sản xuất với số lượng hạn chế từ năm 1935 đến năm 1940. Tuy vậy, nhờ vào việc sở hữu hỏa lực mạnh, lớp giáp đúc chắc chắn và khả năng cơ động cao mà S35 được đánh giá là một trong những chiếc xe tăng tốt nhất thời kỳ đó.

    Tìm hiểu số phận của mẫu xe tăng Pháp siêu uy lực trong thế chiến 2 từng khiến xe tăng Đức phải khiếp sợ - Ảnh 1.

    Tháng 10 năm 1934, quân đội Pháp ký hợp đồng mua xe tăng với nhà máy sản xuất xe tải Somua ở Saint Ouen. Theo đó, Somua sẽ đảm nhiệm thiết kế và chế tạo mẫu xe tăng hạng trung với các thông số kỹ chiến thuật cơ bản như: nặng 13 tấn, lớp giáp dày hơn 40 mm, tốc độ trên 30 km/h.

    Đến tháng 4 năm 1935, mẫu thử đầu tiên đã hoàn thành, tức là chỉ mất vỏn vẹn có 7 tháng. Động cơ, hộp số, hệ thống xích và truyền động của mẫu thử này được vay mượn từ mẫu xe tăng hạng nhẹ Lt.35. của Cộng hòa Séc vì các kỹ sư của Somua tham gia dự án này đã từng làm việc ở hãng ô-tô Skoda của Cộng hòa Czech.

    Tìm hiểu số phận của mẫu xe tăng Pháp siêu uy lực trong thế chiến 2 từng khiến xe tăng Đức phải khiếp sợ - Ảnh 2.

    SOMUA S35 tại Bảo tàng xe tăng Bovington. Ảnh: Hohum CC BY-SA 3.0

    Do thời gian quá cấp bách nên thiết kế của S35 còn tồn tại rất nhiều lỗi. Tuy vậy, các điểm yếu này được bù đắp bằng hỏa lực mạnh và lớp giáp dày. Loại xe tăng này có lớp giáp dày 36 - 47 mm ở mặt trước, trong khi tháp pháo và hai bên sườn được bọc giáp dày 40-56 mm. Vũ khí thứ cấp là khẩu súng máy 7,5 mm MAC mle 1931, còn vũ khí chính của xe là một khẩu pháo cỡ nòng 47 mm SA 35. Ở thời điểm những năm 1940 thì đây là những loại hỏa khí đầy uy lực có thể bắn xuyên xe tăng Đức từ khoảng cách 1000 yard (khoảng 915 m).

    Thoạt nhìn thì hình dáng bề ngoài của S35 có nét gì đó hao hao như xe tăng Sherman phiên bản đầu của Mỹ. Lớp vỏ đúc kiên cố của S35 khiến nó trở nên vững chãi trước hỏa lực địch, tuy nhiên nhược điểm là khiến quá trình sản xuất trở nên đắt đỏ và tốn thời gian hơn nhiều so với những chiếc xe tăng dùng vỏ hàn – điển hình là mẫu T-34 của Liên Xô.

    Tìm hiểu số phận của mẫu xe tăng Pháp siêu uy lực trong thế chiến 2 từng khiến xe tăng Đức phải khiếp sợ - Ảnh 3.

    Một chiếc xe tăng SOMUA S35 trong trạng thái đang hoạt động tại triển lãm thường niên Carrousel ở Saumur View. Ảnh: Quibik CC BY-SA 2.0

    Tuy nhiên người Pháp cần loại tăng mới này đến mức không đủ kiên nhẫn để chờ phiên bản "hoàn thiện cuối cùng" và đã đặt những đơn đặt hàng đầu tiên. Cỗ xe tăng bắt đầu được đưa vào phục vụ năm 1939 với tên gọi Char 1935 S nhưng người ta thường biết đến nó với cái tên SOMUA S35.

    Ban đầu, xích của S35 được làm dày 3 inch với 144 mắt xích. Số mắt xích quá nhiều đã ảnh hưởng tới khả năng vận hành và tính cơ động nên ở các xe sản xuất sau này đã được rút lại chỉ còn 103 mắt xích, đồng thời diện tích của mỗi mắt xích được tăng lên.

    Kíp lái của S35 gồm ba người: Trưởng xe kiêm pháo thủ; liên lạc viên vô tuyến nạp đạn viên, và lái xe. Về lý thuyết thì thiết kế tháp pháo của S35 cho phép liên lạc viên có thể hỗ trợ chỉ huy nạp đạn, tuy nhiên trong thực tế thì điều này gần như là không thể thực hiện được. Điều này khiến cho trưởng xe vừa phải vận hành pháo vừa chỉ huy, bên cạnh đó, tháp pháo không có nắp khiến tầm quan sát của người chỉ huy bị hạn chế.

    Tìm hiểu số phận của mẫu xe tăng Pháp siêu uy lực trong thế chiến 2 từng khiến xe tăng Đức phải khiếp sợ - Ảnh 4.

    Những chiếc S35 bị phát xít Đức chiếm được vào năm 1940. Ảnh: Bundesarchiv, Bild 121-0412 CC-BY-SA 3.0

    Somua S35 được trang bị động cơ xăng Somua V-8 với công suất 190 mã lực (tỷ lệ công suất/khối lượng là 9.62 mã lực/tấn) giúp nó có thể chạy ở tốc độ tối đa lên đến 25 dặm/giờ ( xấp xỉ 40 km/h).

    Với các đặc tính như hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao, S35 thừa khả năng đánh bại bất kỳ mẫu tăng tương tự nào của Đức khi đó. Tăng Panzer III chỉ có giáp dày 30 mm và một pháo 37 mm, gần như không thể đối đầu với S35 từ tầm trung đến tầm xa. Chỉ có pháo phòng không 88 mm và oanh tạc cơ bổ nhào Ju-87 Stuka mới có khả năng tiêu diệt tăng S35 tốt hơn.

    Trong khoảng thời gian từ năm 1935 đến tháng 6 năm 1940 đã có tổng cộng 427 chiếc xe tăng S35 được sản xuất. Nguyên nhân khiến cho mẫu xe tăng hạng trung siêu hạng này có số lượng ít ỏi là chi phí sản xuất mỗi chiếc cao, và lãnh thổ Pháp bị thu hẹp do bị quân Đức chiếm đóng.

    Tìm hiểu số phận của mẫu xe tăng Pháp siêu uy lực trong thế chiến 2 từng khiến xe tăng Đức phải khiếp sợ - Ảnh 5.

    Một chiếc S35 bị quân Đức thu giữ và hoán cải để sử dụng trong Lực lượng Vệ quốc (Wehrmacht). Ảnh: Bild 101I-300-1858-35A Speck CC-BY-SA 3.0

    Mặc dù lịch sử chiến đấu của S35 trong Chiến tranh Thế giới thứ II ghi nhận cả những thành công lẫn thất bại, tuy nhiên một sự thật được tất cả các bên tham chiến ghi nhận rằng chính lớp giáp kiên cố và hỏa lực mạnh của S35 đã giúp nó chiếm nhiều ưu thế.

    Trong trận chiến Hannut (được xem là trận đấu tăng lớn nhất đã từng xảy ra thời bấy giờ với hơn 1500 phương tiện cùng tham chiến) ngày 15 tháng 5 năm 1940, những chiếc S35 của Pháp đã giành được thế thượng phong trên chiến trường và chứng tỏ sức mạnh vượt trội so với xe tăng Đức với kết quả là 105 xe tăng Pháp bị thiệt hại, còn phía Đức là 165.

    Tìm hiểu số phận của mẫu xe tăng Pháp siêu uy lực trong thế chiến 2 từng khiến xe tăng Đức phải khiếp sợ - Ảnh 6.

    Một chiếc xe tăng S35 được trưng bày tại bảo tàng ở Saumur. Nắp tháp pháo có cửa mở do người Đức cải tiến thêm vào. Ảnh: Antonov14 CC BY-SA 3.0

    Trong quá trình thực chiến, S35 đã bộc lộ 3 điểm yếu cực lớn lần lượt mang tính chiến thuật, chiến dịch và chiến lược, trong đó điểm yếu chiến thuật lớn nhất là thiếu nắp trên tháp pháo, còn độ bền cơ khí không cao khi vận hành lại là điểm yếu chiến dịch chí mạng.

    Các bộ phận của hệ thống treo quá yếu và quá phức tạp, từ đó đòi hỏi chi phí và công sức bảo trì rất lớn. Và chính lớp giáp dày kiên cố từng là ưu điểm khi chiến đấu thì lại khiến cho việc tiếp cận hệ thống treo và động cơ gặp nhiều khó khăn. Chỉ cần hỏng một bánh xích là S35 có thể bị loại khỏi vòng chiến, trong khi các sư đoàn tăng Đức vẫn ào ạt tiến quân nhờ ưu thế tốc độ. Đến khi kíp tăng S35 khắc phục xong sự cố thì trận chiến đã diễn ra ở nơi khác.

    Tìm hiểu số phận của mẫu xe tăng Pháp siêu uy lực trong thế chiến 2 từng khiến xe tăng Đức phải khiếp sợ - Ảnh 7.

    Một chiếc S 35 phục vụ trong quân đội Đức trên Mặt trận phía Đông năm 1941. Ảnh: Bundesarchiv, Bild 101I-212-0209-32 Koch CC-BY-SA 3.0

    Và nhược điểm lớn nhất, như đã nói ở trên, là tháp pháo của xe rất nhỏ khiến cho trưởng xe phải xử lý nhiều nhiệm vụ cùng lúc như quan sát chiến trường, tìm kiếm mục tiêu, ngắm bắn, điều phối hoạt động của kíp lái. Việc phải ôm đồm quá nhiều khiến trưởng xe giảm nhận thức về tình hình xung quanh, từ đó khiến hiệu quả chiến đấu của cả chiếc xe bị giảm theo.

    Tìm hiểu số phận của mẫu xe tăng Pháp siêu uy lực trong thế chiến 2 từng khiến xe tăng Đức phải khiếp sợ - Ảnh 8.

    SOMUA S 35. Ảnh: Simon Q CC BY-2.0

    Các chuyên gia quân sự và lịch sử khi nghiên cứu về Thế chiến II nhận định rằng đây chính là những lý do giúp quân Đức vượt qua bất lợi về hỏa lực trước xe tăng Pháp. Quân đội Đức được tổ chức và sử dụng các chiến thuật hiệu quả, giúp chỉ huy chiến trường linh hoạt và chủ động hơn, cũng như được trang bị các hệ thống liên lạc radio đầy đủ hơn.

    Sau khi quân Pháp đầu hàng, khá nhiều tăng S35 đã bị quân Đức thu giữ và cải tiến thêm: lắp tháp pháo cho 2 người, hệ thống liên lạc vô tuyến tốt hơn và được đổi tên thành Panzerkampfwagen 35-S 739(f). Trong vai trò mới, SOMUA S35 đã chiến đấu trên nhiều mặt trận, bao gồm cả mặt trận Xô-Đức.

    Tìm hiểu số phận của mẫu xe tăng Pháp siêu uy lực trong thế chiến 2 từng khiến xe tăng Đức phải khiếp sợ - Ảnh 9.

    SOMUA S35 tại Bảo tàng Quân đội Mỹ. Ảnh: Mark Pellegrini CC BY-SA 2.5

    Năm 1944 quân Pháp một lần nữa sử dụng một lượng lớn SOMUA S35 trong chiến dịch giải phóng quê nhà.

    Như vậy, chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu câu chuyện của một trong những mẫu xe tăng Pháp tốt nhất trong thời kỳ đầu của Thế chiến II. Ở thời kỳ hậu chiến, chính những kỹ sư đã thiết kế S35 lại trở thành nhân tố nòng cốt để phục hồi ngành công nghiệp chế tạo xe tăng của Pháp.

    Tìm hiểu số phận của mẫu xe tăng Pháp siêu uy lực trong thế chiến 2 từng khiến xe tăng Đức phải khiếp sợ - Ảnh 10.

    Một mẫu đồ chơi Lego lấy cảm hứng từ xe tăng S35

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày