67% ứng dụng Android tại Trung Quốc theo dõi dữ liệu của người dùng

    PV,  

    Thường xuyên thực hiện âm thầm những việc người dùng"không nhờ"

    Một công ty nghiên cứu của Trung Quốc phát hiện thấy hơn một phần ba các ứng dụng được phát hành trên các appstore dành cho phần mềm Android của Trung Quốc theo dõi dữ liệu điện thoại của người dùng mà họ không biết.Phạm Thanh Nhàn.


    67% ứng dụng Android tại Trung Quốc theo dõi dữ liệu của người dùng 1


    Các ứng dụng điện thoại Android trên các cửa hàng của Trung Quốc theo dõi thông tin người dùng mà họ không biết, cho thấy khả năng dễ bị tấn công của nền tảng này.


    Một báo cáo của trung tâm dữ liệu Internet Trung Quốc (DCCI) phát hiện thấy các ứng dụng điện thoại trên các stores dành choAndroid của Trung Quốc đang theo dõi và thu thập dữ liệu của người dùng cũng như các bản ghi cuộc gọi, các tin nhắn và số điện thoại phải đối mặt với rủi ro bị đánh cắp cao.


    Theo phát hiện của nghiên cứu công bố vào thứ Tư vừa qua cho biết, người sử dụng điện thoại di động của Trung Quốc đạt mốc 1,1 tỷ người với 400 triệu người sử dụng smartphone. Trong số 400 triệu người sử dụng thì có 84% trong số họ dùng Android.


    Nghiên cứu cũng điều tra 1400 ứng dụng trên khắp thị trường Android của Trung Quốc và phát hiện thấy 66,9% số ứng dụng đang theo dõi dữ liệu người dùng. Theo số liệu này, 34,5% trong số chúng đang thực hiện việc theo dõi những dữ liệu cá nhân không liên quan tới chức năng của ứng dụng và người dùng không hề có chút cảnh giác nào về hoạt động đang diễn ra này.


    Người ta cũng phát hiện ra rằng các bản ghi cuộc gọi, tin nhắn và danh sách liên lạc của khách hàng là những thông tin dễ bị xâm phạm nhất.


    Mục đích của các ứng dụng di động trên thị trường Android Trung Quốc


    67% ứng dụng Android tại Trung Quốc theo dõi dữ liệu của người dùng 2
    Nguồn: Trung tâm dữ liệu Internet Trung Quốc, Báo cáo an ninhvà bảo mật di động năm 2013

    Các hoạt động và ứng dụng liên quan tới di động tại Trung Quốc thường xuyên bị chỉ trích vì khai thác dữ liệu người dùng và các vấn đề liên quan tới an ninh khác. Vào tháng 11 năm 2012, một cuộc điều tra bí mật phát hiện thấy hành vi quảng cáo trên di động “mờ ám” tại Trung Quốc, bao gồm quảng cáo trên các ứng dụng bắt chước, xâm hại bản quyền và khai thác dữ liệu người dùng để bán cho các công ty quảng cáo.


    Trước đó vào tháng 3 năm 2011, công ty phòng chống virus của Trung Quốc là NetQin, nay được biết tới với cái tên NQ Mobile bị cáo buộc đã móc ngoặc với các công ty phát triển ứng dụng để gắn malware vào các smartphone trước khi đòi tiền khách hàng gỡ bỏ chúng. Điều này dẫn tới phản ứng dữ dội của khách hàng và ngành công nghiệp đối với cả hai công ty này.


    Theo Zdnet.com
    Tạp chí CRM

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ