Apple là 'Pimco mới', Tim Cook là 'Vua trái phiếu'

    PV,  

    ​Trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp toàn cầu đã xuất hiện những “con cá voi” mới.

    Apple , Oracle và nhiều “gã khổng lồ” công nghệ khác đang nắm trong tay 1.000 tỷ USD tiền mặt đã gia nhập bảng xếp hạng những tổ chức mua nhiều nợ của doanh nghiệp nhất.

    Apple là Pimco mới, Tim Cook là Vua trái phiếu

    Theo Bloomberg, các công ty này ngày càng đẩy mạnh hoạt động trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp – nơi trước đây các quỹ trái phiếu như PIMCO, BlackRock, Vanguard hay Fidelity vẫn chiếm ưu thế.

    “Chúng tôi đối xử với họ giống như cách đối xử với Fidelity, Vanguard hay bất cứ nhà đầu tư nào khác”, Curt Zuber – người đến từ Westpac Banking Corp. – nói. Tập đoàn này vừa phát hành 6,1 tỷ USD trái phiếu niêm yết bằng đồng USD và đã phát hành tổng cộng 22 tỷ USD trái phiếu kể từ tháng 10/2012 đến nay.

    Tất cả 4 ngân hàng lớn nhất Australia (vốn vẫn phụ thuộc nặng nề vào thị trường nợ ở nước ngoài) đều đã cử đại diện tới Reno, Nevada. Đây là nơi đặt trụ sở của Braeburn Capital – quỹ đầu tư trực thuộc Apple. Các giám đốc quản lý tiền mặt của Oracle cũng đã tới thành phố này. Ở đây giá phòng khách sạn chỉ ở mức 69 USD/đêm – rẻ hơn khá nhiều so với những nơi dừng chân ở New York, Boston và Newport Beach (California) vốn là nơi đặt trụ sở của Pimco.

    Trong những năm gần đây, những “tay hòm chìa khóa” của các doanh nghiệp đều háo hức tìm cách đầu tư số tiền mặt khổng lồ vào thị trường nợ trong bối cảnh lợi suất từ những khoản đầu tư an toàn hơn (như trái phiếu Kho bạc Mỹ) bốc hơi nhanh chóng. Đồng thời, không có ngành nào có nhiều tiền mặt hơn ngành công nghệ.

    Apple, Oracle, Google và 7 công ty khác được xếp vào nhóm những công ty công nghệ lớn nhất hiện đang sở hữu hơn 500 tỷ USD tiền mặt và các chứng khoán có thanh khoản tương đương. Kể từ năm 2008 đến nay con số đã tăng gấp 3 lần. Tuy nhiên, vấn đề với số tiền mặt này là phần lớn đang bị kẹt ở nước ngoài. Do đó đầu tư vào thị trường trái phiếu là một lựa chọn hoàn hảo.

    Apple, được điều hành bởi Tim Cook và có trụ sở tại Cupertino, California, có 171,3 tỷ USD tiền mặt và các chứng khoán có thanh khoản tương đương đang được cất giữ tại các chi nhánh ở nước ngoài.

    Theo Jason Shoup (chuyên gia đến từ ngân hàng Citigroup), phân bổ tiền mặt vào trái phiếu doanh nghiệp là một trong những cách dễ nhất để thu được mức lợi suất vượt trội vì chúng thường được bán với mức giá rẻ hơn giá thị trường. Tới cuối tháng các trái phiếu này mới được bổ sung vào chỉ số theo dõi khả năng của nhà đầu tư. Do đó nhà đầu tư có thể tạo thêm 0,2 điểm phần trăm lợi suất nếu tham gia sớm, Shoup nói.

    Trong khi đó một số nguồn tin cho rằng Apple, Oracle và các công ty công nghệ khác đã mua vào lượng lớn các trái phiếu được xếp hạng đáng để đầu tư có kỳ hạn 2 đến 3 năm. Hầu hết các khoản đầu tư đổ vào các công ty tài chính, ngoài ra còn có những cái tên như Exxon Mobil, Merck và Wal-Mart.

    Theo tính toán của Bank of America Merrill Lynch, trong 12 tháng qua, các trái phiếu được xếp hạng đáng để đầu tư đáo hạn trong 1-3 năm tới mang lại lợi suất 1,06%. Trái phiếu Kho bạc Mỹ kỳ hạn tương đương có lợi suất 0,76%.

    Giới phân tích cho rằng các công ty công nghệ sẽ được mua nợ theo mức mà họ muốn vì những người công ty bảo lãnh biết rằng các công ty công nghệ thường giữ số trái phiếu này đến khi đáo hạn. Điều này khiến người cho vay tin rằng các tài sản của họ sẽ giữ được giá trị trên thị trường thứ cấp.

    Tuy nhiên, không ít người lo ngại rằng việc các công ty công nghệ mua vào lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp sẽ khiến thị trường suy yếu nếu họ đột ngột quyết định đầu tư số tiền mặt dư thừa vào chỗ khác.

    Suốt 2 năm nay, các công ty gồm Apple, Google và hãng dược phẩm Pfizer đã tiến hành vận đông hành lang để Quốc hội thông qua quy định cho phép họ chuyển lợi nhuận ở nước ngoài về Mỹ và đóng mức thuế thấp hơn so với mức hiện tại.

    Lãi suất tăng cũng có thể khiến các công ty này phân bổ lại tiền mặt vào các tài sản nợ an toàn hơn do chính phủ phát hành, theo Shoup.

    Theo Trí Thức Trẻ

    >>Di động: 'Kho báu' quảng cáo bị Twitter bỏ quên

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ