Chiến thắng của Apple trước Chính phủ Mỹ tại Brooklyn mang một ý nghĩa rất lớn

    TVD,  

    Một thẩm phán tại Tòa án liên bang ở Brooklyn vừa mới đưa ra phán quyết rằng Chính phủ Mỹ không thể ép buộc Apple để bẻ khóa chiếc iPhone.

    Một thẩm phán tại Tòa án liên bang ở Brooklyn vừa mới đưa ra phán quyết rằng Chính phủ Mỹ không thể ép buộc Apple để bẻ khóa chiếc iPhone, ngay cả khi nó là của kẻ phạm tội đã bị kết án. Tuy nhiên vụ việc này không liên quan đến chiếc iPhone của kẻ sát nhân tại San Bernardino.

    Mặc dù các tình tiết là khá giống nhau, khi mà Chính phủ Mỹ yêu cầu Apple bẻ khóa chiếc iPhone 5s của Jun Feng, một trùm buôn ma túy tại New York. Chính phủ đã sử dụng một đạo luật hơn 200 năm trước để bắt Apple tiết lộ các thông tin bên trong chiếc iPhone 5s này và cho rằng nó giống với 70 lần bẻ khóa lấy dữ liệu trước đây mà Apple đã từng thực hiện.

     Apple vừa chiến thắng trong một cuộc chiến với Chính phủ Mỹ tại Brooklyn , tương tự vụ việc tại California.

    Apple vừa chiến thắng trong một cuộc chiến với Chính phủ Mỹ tại Brooklyn , tương tự vụ việc tại California.

    Tuy nhiên có vẻ như sẽ không có lần thứ 71, khi mà tất cả các yêu cầu gần đây của Chính phủ đều bị Apple từ chối một cách vô cùng cứng rắn. Cả vụ Brooklyn lẫn San Bernardino , trong khi vụ việc tại San Bernardino có vẻ nghiêm trọng hơn và cần tới sự can thiệp của Tòa án tối cao, phán quyết cuối cùng sẽ được đưa ra vào ngày 22 tháng 3.

    Trong lúc đó, thẩm phán James Orenstein tại Brooklyn đã đưa ra phán quyết cho rằng yêu cầu của Chính phủ đối với Apple là hành vi quá đáng: “Sẽ vô lý nếu thừa nhận rằng hành động của cơ quan Chính phủ là một trường hợp đặc cách để có thể vi phạm pháp luật”.

    Đây có thể là tiền đề để Apple giành chiến thắng

    Cuộc chiến tại Brooklyn chỉ là một cuộc chiến nhỏ nếu so với vụ việc tại San Bernardino, vì nó đã được đưa ra Tòa án Tối cao. Apple sẽ không thể tiếp tục kháng cáo lên cao hơn, mà sẽ phải bắt buộc tuân theo yêu cầu của tòa án nếu như thua kiện.

     Đây sẽ là cơ sở để Apple tin vào một chiến thắng lớn tiếp theo tại Tòa án Tối cao.

    Đây sẽ là cơ sở để Apple tin vào một chiến thắng lớn tiếp theo tại Tòa án Tối cao.

    Tuy nhiên việc Tòa án liên bang tại Brooklyn ủng hộ Apple chắc chắn sẽ là một cơ sở rất lớn để Apple có thể tiếp tục giành chiến thắng. Trước tiên đó là về vấn đề pháp lý, khi mà Apple đã có thêm một cơ sở pháp lý khá chắc chắn để đưa ra trước Tòa án Tối cao.

    Quan điểm của thẩm phán Orenstein có thể cũng sẽ ảnh hưởng đến thẩm phán tại Tòa án Tối cao. Và đó là ảnh hưởng tích cực đối với Apple.

    Một lãnh đạo cấp cao của Apple cũng đã trả lời trang Business Insider và cho rằng hai vụ việc tại Brooklyn và San Bernardino là khá giống nhau. Do đó, Apple có thêm lý do để tin rằng mình sẽ chiến thắng trước Tòa án Tối cao.

    Và tiền đề cho một cuộc cách mạng

    Chiến thắng của Apple không chỉ có ý nghĩa đối với hãng sản xuất iPhone này, mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với những công ty công nghệ sử dụng mã hóa để bảo vệ dữ liệu của khách hàng.

    Kết quả này có thể ảnh hưởng lâu dài đến quyền riêng tư cá nhân, an ninh quốc gia và thực thi pháp luật. Thẩm phán Orenstein cũng là thẩm phán đầu tiên đưa ra quyết định về những gì Chính phủ có thể truy cập và không thể truy cập.

    Ngay cả khi Bộ tư pháp cho rằng: “Chiếc điện thoại này có thể chứa những bằng chứng hỗ trợ chúng tôi trong việc điều tra kẻ phạm tội”. Phát ngôn viên của Bộ tư pháp cũng nhấn mạnh rằng họ sẽ không từ bỏ, mà sẽ bằng mọi cách để có thể đạt được mục đích cuối cùng là bẻ khóa chiếc iPhone để lấy được dữ liệu.

     Chiến thắng của Apple sẽ mang một ý nghĩa vô cùng to lớn. Tạo tiền lệ để các công ty công nghệ chống lại các yêu cầu lấy dữ liệu của Chính phủ.

    Chiến thắng của Apple sẽ mang một ý nghĩa vô cùng to lớn. Tạo tiền lệ để các công ty công nghệ chống lại các yêu cầu lấy dữ liệu của Chính phủ.

    Thế nhưng phán quyết của thẩm phán Orenstein cũng rất cứng rắn, ông cho rằng hành động của Chính phủ là “quá đáng” khi đã rất nhiều lần bắt Apple phải bẻ khóa những chiếc iPhone trước đó.

    Vì vậy, không có lý do gì để Chính phủ Mỹ ngừng hành động này lại, nếu như Apple không đứng lên phản đối. Ngay cả khi Bộ tư pháp nói trong vụ San Bernardino, rằng đây chỉ là một vụ việc cụ thể và sẽ không lặp lại. Nhưng không có gì để đảm bảo điều đó, nếu như Chính phủ Mỹ đã đạt được mục đích của mình.

    Việc Apple dám đứng lên chống lại Chính phủ Mỹ, sau 70 lần bị “cưỡng bức” bẻ khóa mã hóa và lấy dữ liệu là một hành động dũng cảm và có ý nghĩa rất lớn đối với cả ngành công nghiệp công nghệ cao.

    Nếu Chính phủ Mỹ thất bại, các công ty công nghệ khác tại Mỹ có thể yên tâm vì đã có một tiền lệ giúp họ có thể đảm bảo an toàn của dữ liệu người dùng.

    Nhưng nếu Apple thua, các công ty công nghệ sẽ tiếp tục bị phủ bởi cái bóng của Chính phủ Mỹ. Và có thể chắc chắn rằng, Chính phủ sẽ không dừng lại việc bẻ khóa iPhone ở con số 71.

    Tham khảo: BI. Bloomberg

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ