Dropbox - Khi thời thế sắp đi qua

    Comet,  

    Thành công thì có rất nhiều cách, nhưng cơ hội để trở thành số 1 thì không phải lúc nào cũng đến.

    Dropbox là một trong những cái tên ấn tượng trong làng công nghệ suốt vài năm vừa qua. Từ chỗ phải thuyết phục thị trường tin vào khái niệm lưu giữ dữ liệu online trên dịch vụ đám mây, giờ đây Dropbox đã trở thành một trong những thương hiệu công nghệ lớn nhất hành tinh với giá trị vào khoảng 10 tỉ USD vào năm trước. Nhưng liệu họ có năm bắt được thời cơ này để trở thành số 1?

    Một thương liệu lớn

    Kể từ khi ra mắt vào năm 2007, Dropbox đã có hơn 300 triệu người dùng dịch vụ trải dài ở hơn 200 quốc gia trên toàn thế giới. Tính đến tháng Giêng năm ngoái, giá trị thị trường của công ty này được ước định vào khoảng 1 tỷ USD. Sự tăng trường này có sự góp phần không nhỏ đến từ khoản tiền liên doanh đầu tư trị giá 1,1 tỷ USD, đưa Dropbox trở thành một trong những dự án có khởi đầu suôn sẻ nhất tại thung lũng Silicon.

    Thế nhưng phát triển nhanh chóng cũng đồng nghĩa với việc bạn phải đối mặt với việc làm sao để duy trì đà phát triển đó. Dropbox đã trải qua một quá trình tăng trưởng cực kỳ mạnh mẽ, Dropbox được kì vọng có thể tạo ra một nguồn thu tài chính lên đến 500 triệu USD mỗi năm (tương đương 1/20 giá trị của nó), tuy nhiên thực tế con số đạt được chỉ là 400 triệu tính đến tháng 12 năm ngoái (đây dù sao cũng là một con số khá lớn). Sở dĩ người ta phải lăn tăn việc Dropbox kiếm được bao nhiêu trăm tổng giá trị của nó là bởi Box - đối thủ cạnh tranh thực tiếp gần đây nhất của họ đã đạt được doanh thu 216 triệu USD khi giá trị của nó chỉ là 1,67 tỉ USD (đạt tỉ số xấp xỉ 1/8).

    Sức ép của một công ty như Dropbox là rất lớn, bởi hiện nay họ không phải là đơn vị duy nhất cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây nữa. Microsoft với OneDrive, Google với Google Drive, Box,... đều là những cái tên đủ khả năng để khiến Dropbox "ăn ngủ không yên". Nếu như ở thời điểm 4-5 năm trước, giới công nghệ gần như chỉ sử dụng Dropbox thì tỉ lệ ấy giờ đây giảm rất nhiều. Vậy thì họ làm cách nào để tăng trưởng đều đều và đạt doanh thu lớn đến như vậy?

    Câu trả lời nằm ở mảng dịch vụ cho doanh nghiệp: Dropbox for Business (DfB). Rõ ràng việc người dùng cá nhân bỏ tiền để mở rộng dung lượng lưu trữ tài khoản trên Dropbox là không nhiều (người viết chẳng hề mua một gói dịch vụ nào mà cũng đã mở khóa được hơn 50GB dữ liệu thông qua các phần thưởng, các chế độ kích hoạt,...), vậy nên đối tượng doanh nghiệp là một hướng đi đúng đắn để thu lợi nhuận. Chỉ với 15 USD mỗi tháng hoặc 150 USD mỗi năm, các tài khoản Dropbox cho doanh nghiệp sẽ được lưu trữ không giới hạn dung lượng cũng như được bổ sung các tính năng an ninh và quản lý dữ liệu chuyên nghiệp hơn. Nó thành công đến mức đã có hơn 100.000 doanh nghiệp khác nhau đăng kí dịch vụ này, bao gồm cả các đơn vị nổi tiếng như: Spotify, MIT hay National Geographic.

    Khó khăn trong duy trì tốc độ phát triển

    Như đã nói, khi bạn phát triển một cách quá nhanh chóng, bạn sẽ gặp khó trong việc tiếp tục duy trì nó. Những nhân sự bên trong của Dropbox hiểu rõ công ty của họ đang phải đối mặt với một giai đoạn thử thách thực sự. Những ông lớn như Microsoft, Google, Amazon không tiếc tiền để tranh giành lấy những thị phần béo bở trong lĩnh vực lưu trữ đám mây, mà Dropbox, họ chỉ mới là một công ty 8 năm tuổi mà thôi. Xét về tiền, Dropbox thậm chỉ còn chẳng đủ tầm để "nói chuyện" với họ.

    Drew Houston - Cofounder và CEO của Dropbox
    Drew Houston - Cofounder và CEO của Dropbox

    Nhưng DfB đã trở thành chìa khóa giúp Dropbox vượt qua những thử thách này. Sự ưu tiên của họ dành cho mảng dịch vụ này cao đến mức họ tuyển thêm rất nhiều nhân viên ở các văn phòng nước ngoài để đảm bảo dịch vụ của họ sẽ hoạt động thông suốt. Họ tập trung phát triển rộng hơn về mặt mạng lưới, sâu hơn về mặt chăm sóc khách hàng, và tốt hơn về chất lượng dịch vụ. Kết quả là họ đạt được hợp đồng với Under Armour, News Corp, Hyatt và Yahoo, giúp Dropbox duy trì được nguồn thu ổn định của mình.

    Tuy nhiên sự tăng trưởng đáng khâm phục của Dropbox lại vô tình đem lại áp lực lớn cho họ. Trong vòng 12 tháng, họ đã tăng lên từ 500 nhân viên thành 1200 nhân viên, hoạt động tại hơn 10 cở sở trên toàn cầu. Họ đang quá phụ thuộc vào mảng dịch vụ doanh nghiệp và vẫn chưa tìm ra được giải pháp để thoát ra khỏi cái bóng của chính mình. Nhiều kỹ sư và nhân viên ở đây thậm chí còn cho rằng họ không có đủ không gian sáng tạo, làm việc cần thiết để tự do phát huy hết khả năng của mình. Ở Dropbox hiện nay có quá nhiều quy chuẩn, và phần lớn trong số đó được đặt ra nhắm duy trì cho bộ máy hiện nay của họ được hoạt động tốt.

    Làn sóng sắp đi qua

    Việc chậm chạp trong quá trình đổi mới đã và đang để lại cho Dropbox nhiều kết quả không tốt. Nếu bạn để ý, giao diện của Dropbox hiện nay chẳng có quá nhiều sự khác biết so với Dropbox vào những năm 2007. Có thể bạn sẽ nói rằng đó là bản sắc của họ, nhưng một dịch vụ đã được cập nhật tới hàng trăm chức năng mới trong những năm qua lại không để lại một ấn tượng gì cho người dùng, nó có thể xem là một sự thất bại. Mà thực ra, nguyên nhân nằm ở việc thay đổi tính cốt lõi.

    DropBox Demo - từ những năm 2007

    Dropbox gặp một số vấn đề nhất định trong việc đánh giá xem khách hàng cần gì mà muốn gì. Họ cung cấp cho khách hàng một trong những công cụ lưu trữ và xử lý dữ liệu hoạt động tốt nhất, nhưng chẳng có một cơ chế bảo mật an toàn nào đủ để người dùng có thể đặt niềm tin vào nó. Ở cái thời đại công nghệ làm chủ này, rủi ro về an ninh mạng cũng đồng nghĩa với rủi ro mất tất cả. Dropbox chỉ có thể giải quyết nó tạm thời bằng cách sử dụng dịch vụ bảo mật của một bên thứ 3 hỗ trợ. Rõ ràng khách hàng thấy phiền lòng khi Dropbox không thể lo từ A đến Z khi họ đồng ý sử dụng dịch vụ của công ty này (Dropbox thậm chí suýt mất đi một vài hợp đồng vì vấn đề này).

    Tất nhiên không thể đổ lỗi hoàn toàn cho hệ thống của Dropbox. Nó được gây dựng ban đầu để phục vụ cá nhân lưu trữ dữ liệu của họ hơn là nhắm vào đối tượng doanh nghiêpk. Chỉ có điều khi họ đã dám chấp nhận chọn mảng doanh nghiệp làm đối tượng khách hàng chính, họ lại phát triển và thay đổi quá chậm chạp. Nếu có một hình ảnh tương xứng, Dropbox có sự cần mẫn đáng khen ngợi như những chú kiến vậy. Chăm chỉ hoàn thành tốt công việc của mình và đem lại doanh thu ổn định theo hàng năm, nhưng họ lại thiếu một sự đột phá để giành lấy vị trí số 1 về tay mình.

    Làn sóng đã đến và sắp đi, chỉ có điều Dropbox có kịp thời cưỡi lên ngọn sóng này hay không mà thôi.

    Tham khảo:BusinessInsider

    >>Làm thế nào một status trên mạng xã hội khiến cho thị trường Mỹ sụp đổ và đánh mất 136 tỉ USD

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ