FBI thừa nhận mình đã làm rối tung mọi việc khi reset lại mật khẩu của iCloud

    Nguyễn Hải,  

    Với hành động này, FBI đang đối mặt với nguy cơ không thu được dữ liệu hữu ích gì từ chiếc iPhone của nghi phạm khủng bố. Có lẽ sau đây, Apple nên mở một lớp đào tạo cách sử dụng iPhone cho các nhân viên FBI.

    FBI đã làm sáng tỏ thêm sự liên quan của mình đến những tranh cãi xung quanh một bằng chứng của nghi phạm trong vụ tấn công khủng bố ở San Bernadino : mật khẩu tài khoản iCloud trên chiếc điện thoại của tên Syed Farook.

    Trên thực tế, một vài giờ sau khi chiếc iPhone của Farook được tìm thấy bởi các cơ quan thực thi pháp luật, mật khẩu tài khoản iCloud của tên này đã bị cài đặt lại. Đây là một nỗ lực của FBI nhằm giành quyền truy cập vào tài khoản của tên này. Tuy nhiên, hành động này cũng ngăn chiếc iPhone tự động sao lưu dữ liệu, điều có thể giúp mang lại những thông tin hữu ích về hoạt động của Farook dẫn đến vụ nổ súng giết chết 14 người và làm bị thương 22 người khác.

    Đó là lúc mà các quan chức của FBI và quận San Bernadino đá quả bóng trách nhiệm sang cho ban lãnh đạo Apple về việc reset lại mật khẩu iCloud của chiếc điện thoại. Trong một tuyên bố đưa ra vào sáng Chủ nhật (theo giờ Mỹ), FBI đã xác nhận rằng họ đang làm việc với các quan chức quận San Bernadino khi mật khẩu bị reset.

    Vào thứ Sáu tuần trước, ban lãnh đạo Apple cho biết rằng nếu FBI không thay đổi mật khẩu iCloud, sẽ không cần thiết phải tạo một ra backdoor (cửa sau) cho chiếc iPhone. Có vẻ như tự FBI đã làm rối tung tất cả mọi chuyện. Đây đúng là một tình huống phức tạp.

    Trong trường hợp, bạn không kịp theo dõi diễn biến câu chuyện, dưới đây là tóm tắt cho những gì đã xảy ra.

    - Tuần trước, FBI yêu cầu Apple tạo ra một cửa sau để xâm nhập vào chiếc iPhone của Farook, nghi phạm trong vụ tấn công khủng bố.

    - CEO của Apple, ông Tim Cook đáp lại bằng một lá thư, thẳng thừng từ chối đáp ứng yêu cầu này. Lập luận của ông là loại phần mềm cửa sau mà FBI muốn, sẽ tạo ra một chìa khóa để kẻ khác có thể sử dụng và xâm nhập vào những chiếc iPhone khác.

    - FBI đáp trả với một động thái từ Bộ Tư phán Mỹ vào thứ sáu. Một yêu cầu buộc Apple phải giúp bằng bất cứ giá nào. Trong động thái này, FBI tiết lộ biết thông tin rằng các quan chức quận San Bernadino đã nỗ lực truy cập vào sao lưu tài khoản iCloud của Farook bằng cách reset mật khẩu của tên này, chỉ vài giờ sau khi chiếc điện thoại được thu hồi.

    - Apple tổ chức một cuộc gặp với các phóng viên vào chiếu thứ Sáu và tiết lộ rằng việc cài đặt lại mật khẩu iCloud là một cách hiệu quả để chặn nhà sản xuất iPhone truy cập vào bản sao lưu này. Nếu các quan chức quận không cài đặt lại mật khẩu, Apple sẽ có thể truy cập được vào nội dung sao lưu như họ đã làm trước đây mà không cần tạo ra một phần mềm cửa sau để phá mã hóa của iPhone.

    - Đến tối thứ Sáu vừa qua, quận San Bernadino vừa tiết lộ rằng họ đã hành động theo yêu cầu của FBI về việc cài đặt lại mật khẩu iCloud. Điều này ngược với tiết lộ vào buổi sáng của FBI khi chỉ trích các quan chức quận khi cài đặt lại mật khẩu.

    Bản tuyên bố mới đây của FBI cũng xác nhận những tiết lộ của các quan chức quận về hành động cài đặt lại mật khẩu. Dưới đây là một phần trong bản tuyên bố của FBI.

    FBI đã làm việc cùng với quận San Bernadino để cài đặt lại mật khẩu iCloud vào ngày 6 tháng Mười Hai, khi quận sở hữu tài khoản và có thể thiết lập lại mật khẩu để truy cập ngay lập tức vào dữ liệu sao lưu trên iCloud. Việc cài đặt lại mật khẩu iCloud sẽ không ảnh hưởng đến khả năng Apple hỗ trợ cuộc điều tra theo phán quyết của tòa án dựa trên đạo luật All Writs Act.

    Lần sao lưu dữ liệu cuối cùng của iCloud trên chiếc iPhone 5c là vào ngày 19 tháng Mười, và dựa trên các chứng cứ khác, các nhà điều tra biết rằng Syed Rizwan Farook đã sử dụng chiếc điện thoại này vào sau ngày 19 tháng Mười. Hiện vẫn chưa rõ liệu có một bản sao lưu bổ sung của chiếc điện thoại vào sau ngày đó hay không – nếu ai đó có đủ khả năng kỹ thuật để mang lại bất kỳ dữ liệu nào.”

    Qua những thử nghiệm trước, chúng tôi biết rằng việc trích xuất dữ liệu trực tiếp từ thiết bị iOS thường cung cấp nhiều dữ liệu hơn bản sao lưu trên iCloud. Ngay cả khi mật khẩu đã bị thay đổi và Apple có thể bật tính năng sao lưu tự động và tải chúng lên đám mây, có thể có những thông tin trên điện thoại, mà vốn không thể truy cập mà không có sự trợ giúp của Apple theo yêu cầu của phán quyết do đạo luật All Writs Act. Như những lời giải thích của chính phủ, mục tiêu của chính phủ đã, và vẫn là, trích xuất càng nhiều dữ liệu càng tốt từ chiếc điện thoại.

    Theo tuyên bố này của mình, có thể thấy một mặt FBI đã buộc phải thừa nhận trách nhiệm của mình khi làm mọi việc rối tung lên, nhưng mặt khác FBI vẫn tìm cách ép buộc Apple phải trợ giúp cho mình (hay sửa lại những gì mà họ đã làm hỏng) trong vụ việc này.

    Tham khảo BI

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ