Gia tăng cử nhân thất nghiệp - Thực tế chua xót ở thị trường lao động Việt Nam

    PV,  

    Theo chuyên gia lao động và việc làm, tình trạng gia tăng thất nghiệp ở trình độ ĐH, CĐ là một thực tế chua xót ở thị trường lao động nước ta.

    Trong quý III/2015, cả nước có 199.000 người có trình độ Đại học bị thất nghiệp . Hiện con số này đã tăng lên 225.500 người, chiếm 20% số lao động thất nghiệp . Như vậy, trong vòng vài tháng, cả nước đã có thêm 50.000 người ở trình độ Đại học, Cao đẳng không có việc làm.

    Thống kê cũng cho thấy một sự thật không mấy vui mừng, nếu xét theo trình độ đào tạo, nhóm người có trình độ Đại học, Cao đẳng trở lên đang dẫn đầu về tỉ lệ thất nghiệp. Sự thừa thãi lao động có trình độ đào tạo Đại học dẫn đến tình trạng có tới 114.000 cử nhân Đại học đang phải làm những công việc giản đơn, không yêu cầu bằng cấp.

    Theo PGS.TS. Vũ Quang Thọ - chuyên gia lao động và việc làm, giảng viên ở một số trường Đại học, đây là nghịch lý của thị trường lao động Việt Nam trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa. Đây cũng là một thực tế chua xót ở ở nước ta về sự thất bại của thị trường lao động, kết nối giữa cung - cầu lao động và thất bại của người dạy cũng như người học.

    Trước thực tế này, các sinh viên Đại học quan trọng nhất là cần phải chọn một nghề thích hợp với năng lực bản thân và chọn cách học để có thể tiếp thu kiến thức tối đa từ giảng viên, sau đó có thể cung cấp cho xã hội các kiến thức đã tiếp thu được cũng như cống hiến năng lực vốn có.

    Bên cạnh đó, chất lượng đào tạo cũng mang ý nghĩa căn bản trong bối cảnh nhiều cơ sở đào tạo ở nước ta vẫn dạy những gì mình có chứ không theo những nội dung xã hội cần.

    Theo VTV

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày