Hai trang gọi vốn cộng đồng KickStarter và Indiegogo có gì khác nhau?

    Tuấn Anh,  

    Là hai tên tuổi nổi bật nhất mảng crowdfunding, đâu là yếu tố khác biệt giữa KickStarter và Indiegogo?

    Hai website hàng đầu trong việc hỗ trợ các startup gọi vốn cộng đồng (crowdfunding) là KickStater và Indiegogo thành lập nă, 2009 và 2007. Mục đích chúng cả cả hai website trên đều là nền tảng hỗ trợ chủ dự án tiếp cận với các nhà đầu tư để kêu goi vốn phát triển startup. Bài viết này sẽ tổng hợp là một số đặc điểm của 2 website để bạn đọc hiểu rõ hơn.

    KickStarter

    KickStarter nhận được sự ủng hộ của các nhà đầu tư và là địa chỉ tin cậy của chủ dự án bởi chính sách chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi của cả 2 bên. Tại đây công ty cũng áp dụng chính sách kêu gọi hết hoặc không kêu gọi. Mỗi dự án gửi tới KickStarter đều phải nêu rõ ngành nghề, mục đích. Nếu dự án phục vụ cho cá nhân, từ thiện hoặc tài trợ cho chính bản thân người kêu gọi sẽ không được chấp nhận.

    Mỗi dự án thành công tại đây đều phải có mục tiêu hợp lý, cần hoàn thành mục tiêu đó trong khoảng thời gian 30-40 ngày và phải đảm bảo việc chính sách hỗ trợ người đầu tư hoặc quà tặng được gửi đi đúng như cam kết.

    Mới đây KickStarter đã tuyên bố họ kêu gọi được hơn 2 tỷ USD tiền đầu tư cho các dự án kể từ khi thành lập, tổng số dự án tính tới hiện tại là 95.000 với 9,8 triệu nhà đầu tư cá nhân.

    Khi dự án được phê duyệt trên KickStarter, họ chỉ thu phí "làm mối" nếu dự án thành công.

    Đã có một số startup Việt Nam kêu gọi vốn thành công trên KickStarter, bạn đọc có thể tham khảo bài viết gọi vốn của Code4Startup tại đây.

    Indiegogo

    Nếu như dự án trên KickStarter phải có mục đích rõ ràng và không mang tính cá nhân thì Indiegogo lại nới lỏng hơn khi cho phép gọi vốn tất cả các lĩnh vực.

    Tại Indiegogo, khi bạn có ý tưởng và cần nguồn vốn đều có thể đăng dự án lên website, miễn là bạn có tài khoản ngân hàng có thể sử dụng để nhận tiền.

    Hai hình thức được áp dụng trên Indiegogo là Linh hoạt và Cố định:
    - Linh hoạt: Chủ dự án vẫn nhận được đóng góp cả khi không đạt được số vốn kỳ vọng đưa ra ban đầu.
    - Cố định: Chủ dự án chỉ nhận được đầu tư khi con số chạm mốc mục tiêu đưa ra.

    Hiện tại Indiegogo có 15 triệu người dùng thường xuyên tớ từ 224 nước và vùng lãnh thổ mỗi tháng, tỷ lệ thành gọi vốn thành công tại đây chỉ gần 1 nửa tổng dự án, đạt 47% và công ty cũng tính phí cho dự án gây quỹ thành công. Điểm thú vị là khoản phí trả cho Indiegogo khi gây quỹ thành công thấp hơn so với KickStarter, nhưng chủ dự án vẫn phải nộp phí kể cả khi dự án thất bại.

    Con số 47% cũng dễ hiểu bởi Indiegogo cho phép gọi vốn ở tất cả các lĩnh vực nên số lượng dự án sẽ nhiều và khó kiểm soát hơn so với KickStarter.

    Nếu bạn cần sự linh hoạt trong gọi vốn và dự án không thuộc lĩnh vực cụ thể thì Indiegogo là lựa chọn hợp lý, còn nếu như startup chuyên về công nghệ hoặc hội họa, mỹ thuật, làm phim thì KickStarter là địa chỉ không thể bỏ qua.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ