Mã hóa không phải kẻ thù của chúng ta, điện thoại "rác" mới là đồng phạm của khủng bố

    Lê Hoàng,  

    Vụ tấn công đẫm máu tại Paris vào tháng 11 năm ngoái là minh chứng cho thấy vì sao mã hóa không phải là "kẻ thù" của FBI và các tổ chức chống khủng bố.

    Các chi tiết mới hé lộ về vụ khủng bố đẫm máu diễn ra tại Paris vào tháng 11 năm ngoái cho thấy những kẻ khủng bố đã lẩn tránh được các cơ quan tình báo bằng cách sử dụng và liên tục thay thế những chiếc điện thoại rẻ tiền. Bài báo hé lộ về các thông tin này từ tờ New York Times khẳng định: "Ba nhóm khủng bố tại Paris hoạt động bài bản hơn hẳn. Chúng chỉ sử dụng những chiếc điện thoại mới nguyên và sau đó hủy bỏ những chiếc điện thoại này, thậm chí là chỉ vài phút trước khi thực hiện tấn công; hoặc là sử dụng điện thoại của nạn nhân".

    Bài viết trên của New York Times đã hé lộ chi tiết về cách sử dụng điện thoại theo kiểu "dùng nhanh rồi vứt" của lũ khủng bố trong vòng vài giờ trước khi thực hiện tấn công. Ví dụ, camera an ninh đã cho thấy Bilal Hadfi, thành viên trẻ tuổi nhất của lũ khủng bố, đã sử dụng một chiếc điện thoại khi đi xung quanh hiện trường sân vận động. Chiếc điện thoại đó mới chỉ được kích hoạt chưa đầy 1 giờ trước khi hắn ta kích hoạt bom tự sát.

    Các thông tin nói trên được trích dẫn từ một bản báo cáo dài 55 trang do cảnh sát chống khủng bố Pháp cung cấp cho Bộ Nội Vụ nước này.

    Bên ngoài nhà hát Bataclan, các nhà điều tra cũng đã tìm thấy một chiếc điện thoại Samsung trong thùng rác. Chiếc điện thoại này được gắn một thẻ SIM của Bỉ, vốn mới chỉ được sử dụng trong vòng 1 ngày trước khi vụ khủng bố xảy ra. Chiếc điện thoại này cũng mới chỉ gọi đi một đầu số duy nhất thuộc về một người dùng không rõ danh tính tại Bỉ.

    Khi tiếp tục lần theo dấu vết di chuyển của những kẻ khủng bố, các nhà điều tra đã phát hiện thêm những chiếc điện thoại "rác" khác của chúng: "Bất cứ nơi nào đi qua, bọn chúng đều để lại những chiếc điện thoại dùng rồi vứt, bao gồm cả tại Bobiginy, nơi chúng đã thuê một căn nhà với cái tên Ibrahim Abdeslam", bản báo cáo cho biết. Khi đội cảnh sát tại đây đến lục soát hiện trường, họ tìm thấy thêm 2 chiếc điện thoại vẫn chưa được mở hộp. Tương tự, tại một địa điểm khác đã từng được lũ khủng bố trú ngụ, cảnh sát cũng tìm thấy nhiều chiếc điện thoại "rác" vẫn còn nằm trong hộp.

     Những chiếc điện thoại rác giá rẻ, có thể được thay thế dễ dàng được xác nhận là công cụ liên lạc của khủng bố Paris.

    Những chiếc điện thoại "rác" giá rẻ, có thể được thay thế dễ dàng được xác nhận là công cụ liên lạc của khủng bố Paris.

    Điều đáng kinh ngạc nhất về những chiếc điện thoại này là nhóm khủng bố đã không để lại dù chỉ một địa chỉ email hay một tin nhắn chat trực tuyến. Điều này có thể coi là bằng chứng cho thấy bọn chúng đã biết trước rằng các loai hình liên lạc này đang bị các cơ quan tình báo theo dõi chặt chẽ. Nhưng thay vì tìm cách lẩn trốn bằng cách sử dụng mã hóa – một biện pháp bảo vệ chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý tới các tài khoản của chúng – những kẻ khủng bố đã tránh sử dụng Internet một cách triệt để và sử dụng mạng di động cùng những chiếc điện thoại "dùng rồi vứt" để liên ljac.

    Việc cho đến tận bây giờ các cơ quan điều tra mới tìm ra được điều này cho thấy chiến lược "đốt" điện thoại của những tên này đã mang lại hiệu quả mong muốn.

    Hiện tại, chính phủ Mỹ, Anh và nhiều quốc gia khác (bao gồm cả Pháp) hiện đang vận động yêu cầu các công ty công nghệ phải cài đặt cửa hậu vào mã hóa với luận điểm rằng mã hóa mạnh sẽ tạo ra một "khu vực an toàn" cho lũ tội phạm. Các thông tin mới xuất hiện cho thấy những kẻ khủng bố có thể thực hiện một vụ việc kinh hoàng như vụ khủng bố tháng 11 tại Paris rõ ràng là không hề trông cậy vào mã hóa. Thay vào đó, biện pháp "đốt" điện thoại đã từng bị tận dụng thành công rất nhiều làn tiếp tục là chìa khóa cho những kẻ khủng bố. Quan điểm rằng quá trình liên lạc giữa tất cả mọi người phải được cài đặt các lỗ hổng bảo mật để giúp chống khủng bố là không hợp lý.

    Giao diện khởi động chi tiết (verbose boot) bị hiểu nhầm thành phần mềm mã hóa.
    Giao diện khởi động chi tiết (verbose boot) bị hiểu nhầm thành phần mềm mã hóa.

    Bài viết của New York Times cũng hé lộ rằng một vài bằng chứng cho thấy lũ khủng bố Paris đã có sử dụng tới công cụ mã hóa cũng đã xuất hiện. Một nhân chứng được cho là đã nhìn thấy một kẻ khủng bố sử dụng laptop và khẳng định với các nhà điều tra rằng khi chiếc laptop này khởi động, bà ta "nhìn thấy một vài dòng chữ khó hiểu trên màn hình".

    "Nó rất kỳ cục – hắn ta nhìn vào mấy dòng chữ, nhìn giống như là mấy dòng code vậy. Không có hình ảnh, không có Internet", nhân chứng này khẳng định. Theo New York Times, "mô tả của nhân chứng này khớp với hình ảnh của một phần mềm mã hóa mà ISIS đã từng tuyên bố có sử dụng trong cuộc tấn công tại Paris".

    Nhưng rất nhiều người đã chỉ ra rằng nhân chứng này rất có thể đã không nhìn thấy một phần mềm mã hóa, bởi các phần mềm mã hóa sẽ luôn hiển thị tin nhắn ở dạng nguyên bản (đã giải mã) thay vì hiển thị các chuỗi ký tự ngẫu nhiên do mã hóa tạo thành. Julian Sanchez, cựu biên tập viên của Ars Technica khẳng định trên Twitter rằng: "Đây có vẻ là quá trình khởi động đầy đủ (verbose boot). Sử dụng mã hóa sẽ mang tới giao diện giống như khi bạn đọc tin nhắn thông thường, vì nội dung mã hóa sẽ được giải mã rồi mới hiển thị".

    Từ khi các bằng chứng xác đáng thực sự xuất hiện, chúng ta có thể tạm kết luận rằng mã hóa không phải là công cụ giúp cho ISIS thực hiện vụ khủng bố tại Paris. Những chiếc điện thoại "rác" mới nên là mục tiêu theo dõi của cảnh sát chống khủng bố vào lúc này.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày