Những bước đi sai lầm của Nokia

    PV, miusatthu 

    Nokia đã ngập chìm trong những thông tin tài chính đáng thất vọng của mình trong những ngày gần đây. Với những động thái vừa qua, có thể đây sẽ là bức đi cần thiết để vực dậy Nokia đang suy yếu. Hiện tại đen tối là điều cần phải có cho một tới một tương lai tươi sáng hơn.

    Trong những ngày gần đây, Nokia đã ngập chìm trong những thông tin tài chính đáng thất vọng của mình khi phải bán thương hiệu điện thoại cao cấp Vertu cắt giảm 10.000 nhân công để có thể tồn tại. Tuy rằng với những động thái vừa qua, có thể đây sẽ là bức đi cần thiết để vực dậy Nokia đang suy yếu. Hiện tại đen tối là điều cần phải có cho một tới một tương lai tươi sáng hơn.
     
    Nhưng về cơ bản, Nokia rơi vào tình cảnh này không phải là CEO Elop gây ra. Một loạt các sai lầm chiến lược trước đó mới là điều khiến cho công ty di động hàng đầu thế giới này phải rơi vào tình trạng “sống thoi thóp” như hiện nay.


    Đây là một số nguyên nhân dẫn đến “bi kịch” hiện nay.


    Nokia không nắm bắt và thâm nhập được vào xu thế điện thoại ở thị trường Mỹ
    .


    Một trong những sai lầm lớn nhất của Nokia là hãng này đã không thâm nhập vào thị trường Mỹ, khi thị trường này có sự phát triển thần tốc vào đầu nhưng năm 2000. Nokia đã không bắt kịp xu hướng điện thoại gập, phong cách rất thịnh hành ở thị trường Mỹ tại thời điểm đó. Mặc dù trước đó, hãng này đã giành được vị thế độc tôn trên các thị trường khác với những dòng sản phẩm điện thoại thỏi của mình.

    Khơi mào cho xu hướng điện thoại gập của thị trường Mỹ phải kể đến sản phẩm Motorola Razr. Razr tạo ra một cơn sốt và trở thành tiêu chuẩn của thị trường này về độ mỏng và phong cách sành điệu của nó.

     
    Motorola Razr là sản phẩm mở đầu cho xu hướng điện thoại gập ở Mỹ. 
     
    Phản ứng của Nokia về vấn đề này – tiếp tục “công thức” điện thoại thỏi của mình. Trên thực tế, công thức này của Nokia đã trở nên rất thành công trên thị trường toàn cầu, khi hãng này có lúc chiếm đến hơn 60% trong tổng số các thiết bị bán ra tại thời điểm đó. Nokia đã quá tự tin khi tiếp tục chiến lược bán "đại trà" những sản phẩm này, thay vì thay đổi mẫu mã để phù hợp với thị hiếu của từng thị trường. Kết quả của chiến lược sai trái này là Nokia đã đánh mất thị trường vào tay các hãng điện thoại khác, và không hề đạt được vị thế nào trong lòng người tiêu dùng tại Mỹ trong hơn một thập kỷ qua.
     
    Nokia tiếp tục “lờ” đi thị trường Mỹ trong kế hoạch phát triển của mình.
     
    Nếu sai lầm trong nắm bắt thị hiếu đã là một “đòn đau” trong chiến lược của Nokia, thì việc từ bỏ cộng tác với các nhà mạng lại là một sai lầm chết người khác khiến cho hãng này chìm sâu vào thất bại. Trả tiền 100% cho giá trị một thiết bị di động không chính xác là khẩu vị của người Mỹ. Họ muốn mua các sản phẩm mà các nhà mạng trả một phần tiền cho họ.
     
    Các nhà mạng ở Mỹ trả một phần giá trị của sản phẩm kèm theo hợp đồng sử dụng mạng.
     
    Motorola là một hãng nhanh nhạy hơn vào thời điểm bấy giờ nhờ sản phẩm hợp thời với mức chi phí hợp lý, kết quả cho sự cộng tác thân thiết với các nhà mạng. Nokia thì vẫn tiếp tục cứng đầu khi tiếp tục phương thức bán sản phẩm trực tiếp tới tay người tiêu dùng với giá 100% của nó. Chính vì thế, Các sản phẩm của Nokia với mức giá đắt đỏ chỉ có thể thâm nhập được vào một số lượng rất nhỏ các khách hàng trung thành của hãng này tại thị trường Mỹ.
     
    Trong khi các hãng điện thoại tên tuổi còn rất thấp như LG và Samsung tại thời điểm bấy giờ thì đã “ngậm đắng nuốt cay” tuồn sản phẩm của mình với giá rẻ qua các nhà mạng ở đây. Sau 10 năm, công sức của họ đã được đền đáp khi sự nhận diện thương hiệu của họ đã rất cao tại thời điểm bây giờ.
     
    Nokia đã không thể thâm nhập và khai thác được thị trường lớn này, và khi thị trường có sự dịch chuyển sang công nghệ điện thoại thông mình thì tất cả đã là quá muộn.
     
    Nokia đã thất bại trong việc nhận ra và ngăn chặn mối hiểm họa iPhone
     
    Năm 2007, iPhone chính thức xuất hiện trên thị trường. Sản phẩm này đã thay đổi nhận thức của người tiêu dùng về những khả năng có thể làm được của smartphone. Với vị thế người đi đầu trong ngành công nghiệp điện thoại thời bấy giờ, Nokia đã quá mù quáng trước tiềm năng “hủy diệt” của iPhone.
     
    iPhone - đại họa của các hãng sản xuất điện thoại.
     
    iPhone thời điểm ban đầu được coi là một sản phẩm “xa xỉ” với một mức giá khá cao tại thời điểm bấy giờ. Nhưng khi Apple ký thỏa thuận với nhà mạng AT&T để giảm giá sản phẩm chỉ còn $200, thì đây cũng là lúc iPhone này trở thành mối đe dọa chung của các hãng sản xuât điện thoại. Hơn thế nữa, với sự ra đời của App Store, Apple đã chính thức xây dựng một công cụ “để trói” người dùng trong nền tảng iOS của mình.
     
    Nokia cũng có kho ứng dung riêng của mình, nhưng còn lâu mới có thể so sánh được với iOS về cả “chất lẫn lượng”. Sức mạnh của Nokia trong thị trường điện thoại dần dần trở thành một “di sản”, khi hãng này tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm mạnh mẽ trong thị phần của mình.
     
    Vẫn cố bám trụ vào Symbian
     
    Symbian đã thể hiện được sự già nua của mình khi iPhone xuất hiện, nhưng sự rạn nứt của hệ điều hành này chính thức xuất hiện khi Android trỗi dậy và trở thành một nền tảng chủ lực trên thị trường di động.
     
    Android mang đến cho các nhà sản xuất điện thoại một nền tảng hiện đại có đủ sức cạnh tranh với iPhone. Chính vì thế, chả có lý do gì mà các hãng lại không nhảy qua chơi với Google.
     
    Symbian Foundation ra đời năm 2008 với mục đích có thể xây dựng một nền tảng đấu lại iOS, nhưng sau đó đã bị lu mờ bởi nền tảng Android.
     
    Motorola cũng là một hãng sản xuất điện thoại đã quá mù quáng với các bóng quá lớn của Motorola Razr. Motorola cũng đã phải trả giá rất đắt trong sự chậm chân của mình với việc tụt lại sau rất nhiều sau cuộc chơi. Trong khi đó, HTC lại nhận ra được xu thế mới này và nhanh chóng trở thành người dẫn đầu thị trường với các một loạt các sản phẩm đầu tiên chạy hệ điều hành này. Samsung và LG là 2 hãng đi sau những cũng không hề kém cạnh, khi cho ra đời hàng loạt các sản phẩm nặng ký để đánh vào thị trường tiềm năng này.
     
    Trong khi đó, Nokia vẫn cứng đầu khi vẫn cố bám trụ vào nền tảng Symbian cũ kỹ của mình. Năm 2008, Nokia chính thức công bố liên minh Symbian Foundation, với hi vọng tạo được sự liên kết giữa các nhà phát triển phần cứng và phần mềm để hỗ trợ nền tảng Symbian của mình. Nhưng những cố gắng này có thể là quá muộn và nhỏ nhoi so tiềm năng mà Android có thể mang lại. Liên minh này đã không thành công và Nokia đã buộc phải “ôm trọn” lại những gì mà mình đã bày vẽ ra 2 năm sau đó.
     
    Đây cũng là lúc mà CEO Elop xuất hiện với đủ can đảm để “phế” Symbian để tập trung vào các nền tảng chủ lực khác.
     
    Chọn lựa sai lầm nền tảng chủ lực
     
    Chắc hẳn các bạn còn nhớ sản phẩm N900 chạy hệ điều hành Maemo? Đây là một hệ điều hành chính của Nokia vào thời điểm bấy giờ, tạm thời thay thế cho Symbian.
     
    Nokia N900 là thiết bị duy nhất chạy Maemo.
     
    Intel vào thời điểm bấy giờ cũng chịu ngồi yên, cũng tham dự bằng việc xây dựng một hệ điều hành thông minh của mình với tên gọi Moblin. Đến năm 2010, Nokia và Intel đã liên kết để tạo lập một hệ điều hành mới đó là Meego.
     
    Vòng đời của sản phẩm này cũng không hơn người đàn em của mình là mấy khi Nokia quyết định chuyển trọng tâm sang các nền tảng Window Phone.
     
    Nokia cũng đã chứng tỏ sức mạnh của Meego bằng sản phẩm N9 vào năm ngoái, nhưng đó cũng là lúc công ty này chuyển ngay trọng tâm sang Windows Phone. Vô hình trung động thái này đã biến N9 trở thành một chiếc điện thoại chạy hệ điều hành chết với tương lai bất định. Tuy nhiên, triết lý của N9 vẫn còn sống theo một cách nào đó. Phong cách thiết kế của N9 hiện vẫn tồn tại và đã trở thành một nguyên lý chính cho các sản phẩm của dòng Lumia chạy Windows Phone.
     
    Tham khảo: CNET
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ