Sân bay tỷ đô của Malaysia chìm trong bể nước

    Thiên Long,  

    Nhà ga hành khách sân bay quốc tế Kuala Lumpur tại Malaysia đang chìm sâu trong bể nước với nhiều vết nước xuất hiện tại chỗ đón taxi và nhiều hồ nước nhỏ xuất hiện khắp tại sân bay.

    Tình trạng ngập úng tại nhà ga Klia2 thuộc sân bay quốc tế Kuala Lumpur đang khiến cho các chuyến bay cất cánh từ đây bị chậm trễ cũng như gây nên nhiều rủi ro tiềm tàng khác.

    Mặc dù việc cất cánh và hạ cánh tại đây không bị ảnh hưởng nhiều nhưng giới chức tại sân bay đã yêu cầu các cấp chính quyền Malaysia cần khắc phục kịp thời trước khi hành khách đi máy bay có thể bị thương.

    Các hãng hàng không trong đó có AirAsia đã có những quyết định khôn ngoan khi ngừng các chuyến bay để đảm bảo an toàn cho hành khách có mặt tại sân bay trước khi phía quản lý sân bay sớm giải quyết tình trạng.

    Tình trạng đáng tiếc này lại một lần nữa đưa ngành công nghiệp hàng không của Malaysia tiếp tục chiềm sâu vào một trang sử đen tối sau vụ mất tích MH370 và rơi máy bay MH17 trong thời gian vừa qua.

    Vụ mất tích máy bay MH370 hồi tháng 3/2014 là tai nạn đầu tiên mở đầu cho chuỗi những sự cố mà hãng hàng không Malaysia Airlines đã gặp phải cho tới nay. Vụ tai nạn này đã cướp đi mạng sống của 239 hành khác và tốn hơn 1 năm cùng nhiều chi phí tìm kiếm cứu hộ thậm chí đã tính tới hàng triệu đô la Mỹ của Chính phủ các nước. Tuy nhiên, mọi hy vọng về việc tìm thấy xác máy bay và các thi thể nạn nhân dường như vẫn trở nên vô vọng cho tới nay.

    Một đường bay bị ngập lụt nghiêm trọng tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur.

    Một đường bay bị ngập lụt nghiêm trọng tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur. Ảnh Bloomberg.

    Trong khi đó, vụ tai nạn thứ hay lại có thể do chính nguyên nhân từ con người khi chiếc máy bay có mã hiệu MH17 được cho đã bị bắn rơi trên bầu trời Ukraina vào hồi tháng 7/2014.

    Được biết, nhà ga sân bay quốc tế Kuala Lumpur đã được xây dựng với chi phí ước tính lên tới khoảng 4 tỷ ringgit (1,04 tỷ USD) cao hơn rất nhiều so với con số ước tính 1,7 ringgit USD (khoảng 446 triệu USD) trước đó.

    Theo sáng lập viên của hãng phân tích Endau Analytics tại Singapore nhận định: "Kể từ vụ MH370, có rất nhiều thiếu sót đã được phát hiện trong cấu trúc của ngành hàng không Malaysia. Các nhà chức trách ở Malaysia đã không đủ khả năng để giải quyết những thiếu sót đó".

    Cổ phiếu của hãng quản lý Sân bay Malaysia đã giảm 1,1% và đóng cửa ở mức 6,06 ringgit trên thị trường chứng khoán Kuala Lumpur.

    Bộ giao thông vận tải Malaysia đã tiến hành thành lập một ủy ban kiểm toán độc lập để tổng hợp một báo cáo về tình trạng ngập úng. Theo Bộ ngoại giao nước này tiết lộ với Bloomberg cho biết, Sân bay Malaysia đã sử dụng quỹ riêng để khắc phục tình trạng trên và hứa sẽ chịu trách nhiệm cho những vấn đề trên và đề xuất những biện pháp giải quyết triệt để.

    Trước đó vào hồi tháng 5/2015, AirAsia đã từng từ chối sẽ chuyển khách qua nhà ga Klia2 do nhiều lý do liên quan đến hoạt động bay và đảm bảo an ninh tại sân bay này. Tuy nhiên sau đó, AirAsia đã nhanh chóng nhượng bộ nhưng sẽ ngừng vận chuyển hành khách tại nhà ga sân bay cũ.

    Tổ bay của AirAsia đã vận chuyển được khoảng 15,2 triệu hành khách thông qua nhà ga Klia2 trong năm vận hành đầu tiên, chiếm tới 87% lưu lượng vận chuyển khách của nhà ga. Trong khi đó, nhiều hãng hàng không khác như Tiger Airways, Cebu Air và Malindo Air hiện vẫn từ chối bình luận về những vấn đề gặp phải với nhà ga mới của sân bay.

    Nhà ga Klia2 bắt đầu được khởi công từ năm 2009 sau khi ngành du lịch giá rẻ phát triển mạnh ở Malaysia. Nhà ga này có diện tích khoảng 257 nghìn m2, công suất vận chuyển được khoảng 45 triệu hành khách và có thể mở rộng thêm.

    Hầu hết các hãng hàng không tại Malaysia đều sử dụng nhà ga chính Klia được đi vào hoạt động từ năm 1998. Nhà ga này nằm cách thủ đô Kuala Lumpur khoảng 50km sau khi Chính phủ di dời sân bay chính ở thủ đô khỏi vùng ngoại ô Subang.

    Một đường bay bị ngập lụt nghiêm trọng tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur. Ảnh Bloomberg.

    Một đường bay khác gần như bị chia cắt. Ảnh Bloomberg.

    Theo giới chức của Sân bay Malaysia, tình trạng nứt và úng ngập hiện nay xảy ra ở nhà ga sân bay chủ yếu do cấu trúc đất tại địa điểm đường lăn (taxiway) và đường băng sân bay được xây dựng trên cọc và một số chỗ đứng lại ở trên mặt đất bình thường.

    Sân bay hiện đang giải quyết vấn đề trên bằng cách vá, che phủ các các khu vực gặp vấn đề và bơm loại vật liệu có tên polyurethane (PU) hay còn gọi là da công nghiệp, là một dạng vật liệu PU đàn hồi đổ khuôn có khả năng thay thế cho cao su rất tốt xuống dưới mặt đất

    Klia2 không phải là nhà ga sân bay Châu Á duy nhất đối mặt với tình trạng trên. Tại sân bay Suvarnabhumi ở Bangkok (Thái Lan) mở cửa vào hồi năm 2006 cũng đã gặp phải vấn đề tương tự với nhiều vết nứt tại đường lăn (taxiway), đường băng và một số lỗi liên quan đến máy quét hành lý. Sân bay này sau đó đã buộc phải đóng cửa một số đường lăn, tiến hành sửa chữa và mở lại nhà ga cũ để giảm bớt tắc nghẽn.

    Còn tại Nhật Bản, công trình sân bay quốc tế Kansai ở Osaka có chi phí xây dựng lên tới 12 tỷ USD, mở cửa từ năm 1994 đã phải tiến hành nâng cấp ngay lập tức sau khi xuất hiện tình trạng úng nước tương tự nhà ga Klia2.

    Tham khảo Bloomberg

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ