Tại sao liên minh Châu Âu lại ghét bỏ các công ty công nghệ của Mỹ?

    Yến Thanh,  

    Câu hỏi đặt ra là liệu có phải người châu Âu rất "chẳng ưa" các công ty công nghệ của Mỹ, và nếu đây là sự thật thì lý do của động thái này là gì?

    Cách đây không lâu, cơ quan về vấn đề chống độc quyền thuộc Ủy ban Châu Âu đã nhận được nhiều đơn khiếu nại từ các công ty này với cáo buộc độc quyền ứng dụng của Google. Số tiền phạt mà Google phải chịu có thể lên đến 6 tỉ USD, gần bằng 10% doanh thu năm 2014 của công ty này.

    Google có trở thành một Microsoft thứ hai?

    Bên cạnh đó, Google có thể còn phải chịu những chính sách hạn chế tại thị trường châu Âu. Ngay cả khi Google không phải chịu số tiền phạt khổng lồ này, thì những chính sách áp chế nhằm chống độc quyền đối với Google cũng sẽ khiến công ty này gặp rất nhiều khó khăn.

    Giống như những gì mà Microsoft đã từng phải gánh chịu trước đây khi bị cáo buộc độc quyền với hệ điều hành Windows. Khi mà bất cứ sản phẩm nào ra mắt tại một thị trường mới đều sẽ bị chậm trễ, do phải trải qua nhiều thủ tục rà soát pháp lý khác nhau. Thậm chí hình phạt nặng nhất của bộ luật chống độc quyền là buộc công ty này tách làm hai công ty độc lập để cạnh tranh với nhau.

    Tuy nhiên sau khi Ủy ban Châu Âu EU công bố án phạt, Google có thể kháng cáo lên tòa án tối cao Châu Âu. Nhưng cho dù kết quả như thế nào thì mọi mũi giáo đều đang hướng về gã khổng lồ tìm kiếm này. Do đó, câu hỏi đặt ra là liệu có phải người châu Âu rất "chẳng ưa" các công ty công nghệ của Mỹ, và nếu đây là sự thật thì lý do của động thái này là gì?

    Bill Gates Juncker

    Sự thật là nếu như chúng ta nhìn vào trường hợp của các công ty như Uber, Google hay Apple, có thể thấy, các công ty công nghệ của Mỹ đã và đang tỏ ra rất "khôn ngoan" khi tấn công liên tục vào các khoản thuế ưu đãi tại Châu Âu khiến chính phủ các nước này phải méo mặt, trong bối cảnh họ đã mất đi rất nhiều khoản thu, đặc biệt là với các nền kinh tế đã rơi vào suy thoái hoặc đình trệ trong bảy năm qua.

    Mặc cho Tổng thống Mỹ Barack Obama đã liên tục đề cập tới vấn đề thúc đẩy thương mai hay bảo hộ kinh tế cho các bạn hàng ở Châu Âu, nhưng những người thực sự tin vào "lòng tốt" của người Mỹ lại chỉ tính trên đầu ngón tay. Do đó, từ đây, ác cảm với những gã khổng lồ công nghệ tới từ Mỹ như Google, Apple ngày càng gia tăng, khi họ đã nhanh chóng chiếm được vị thế lớn tại Châu Âu.

    Theo tự nhiên, đáng lẽ người Châu Âu phải có một thái độ tích cực hơn, đồng thời chịu khó học hỏi, đổi mới theo tinh thần kinh doanh của Mỹ, thế nhưng, mọi chuyện giường như lại đi ngược lại với lý thuyết. Theo đó, trong khi người Mỹ ngày càng tỏ ra năng động hơn, thì người Châu Âu lại ngày càng bảo thủ, hãy nhìn vào những biểu đồ được Ủy ban Châu Âu công bố

    degree of individualism

    Người Mỹ có chủ nghĩa cá nhân cao, khiến họ luôn có ý định làm việc "lớn".

    Degree of uncertainty avoidance

    Trong khi đó, người Châu Âu lại tỏ ra ngày càng bảo thủ.

    Cũng theo các chuyên gia nghiên cứu, chính bởi sự thiếu ý chí và ngày càng bảo thủ và người Châu Âu đã bị các công ty công nghệ của Mỹ "dắt mũi". Minh chứng là tại Tây Ban Nha, 65,1% những người được hỏi đều chưa từng nghĩ tới việc lập doanh nghiệp của riêng mình và đều đồng ý rằng "doanh nhân chỉ nghĩ về cái ví của họ." Trong khi đó, con số này tại Mỹ là 26,7%.

    Tương tự như vậy, khi được hỏi về việc đồng ý hay không đồng ý với tuyên bố "các doanh nghiệp đang khai thác công việc của người khác," chỉ có 27,9% người dân Mỹ, những người chưa từng nghĩ tới việc thành lập một doanh nghiệp đã đồng ý. Thế nhưng, con số này trở nên cao dần tại Châu Âu, chiếm 40% ở Pháp, 50% ở Hà Lan và hơn 70% ở các bộ phận của miền nam và miền đông châu Âu.

    Nếu nhìn vào con số trên, dễ thấy, đây không phải là sự khác biệt nhỏ, mà là rất lớn, khiến người Châu Âu đang ngày càng ỷ lại ở chính phủ trong khi chính họ có thể làm được những điều tương tự. Ai đó, có thể đưa ra giả định rằng bởi EU và Hoa Kỳ có hệ thống pháp luật và các nền kinh tế khác nhau, nhưng rõ ràng người Mỹ đang chiếm lợi thế, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ.

    Vậy nếu một ngày nào đó, toàn bộ người dùng Châu Âu sử dụng iPhone hoặc các dịch vụ tìm kiến của Google, người Châu Âu sẽ nói sao về sự ôn hòa của mình? Có lẽ, đã tới lúc, họ cần vùng lên và khẳng định vị thế của một Châu lục hàng đầu. Và đó là lý do tại sao, chính phủ các nước Châu Âu lại chẳng mấy mặn mà với các ông lớn của Mỹ.

    Tham khảo: businessinsider

    >> Apple tiếp tục đầu tư 1,9 tỷ USD xây 2 trung tâm dữ liệu tại châu Âu

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày