Tản mạn về App Store (Phần cuối): Cơ hội dành cho hãng phát triển và tiềm năng quảng cáo

    Trần Anh,  

    (GenK.vn) - Sau khi có cái nhìn tổng quan về khả năng tìm kiếm trên App Store, chúng ta hãy cùng nhau phân tích thêm về cơ hội cho hãng phát triển và quảng cáo.

    Sản phẩm nổi bật và cơ hội cho hãng phát triển

    Một trong những vấn đề lớn khác của App Store chính là mô hình truy xuất kết quả tìm kiếm ứng dụng lỗi thời. Trên trang chủ của cửa hàng, trang Sản phẩm nổi bật (Featured page) thường được dành cho những sản phẩm thiết kế bắt mắt hoặc có những ý tưởng nổi bật. Nhưng để được “ghi danh” tại đây, sản phẩm của các lập trình viên phải thực sự phổ biến và được nhiều người yêu thích (hoặc được tải nhiều). Không những vậy, không ai có thể trả tiền để sản phẩm của mình được ưa thích hơn của người khác và có vô số những ứng dụng độc đáo và bắt mắt không được người dùng biết đến. Đương nhiên, ngoại trừ trường hợp mà chúng ta thường nói vui với nhau là nhà phát hành có thể thuê riêng đội seeder ngày ngày "kéo" ứng dụng lên top.

    Hình ảnh bắt mắt, nội dung độc đáo liệu đã đủ cho các hãng phát triển?

    Hình ảnh bắt mắt, nội dung độc đáo liệu đã đủ cho các hãng phát triển?

    Đối với một số hãng sản xuất lớn, họ có thể nghiên cứu thị trường và phát triển chiến lược marketing của riêng mình nhằm thu hút sự chú ý của người sử dụng. Nhưng đối với các hãng nhỏ hơn hay mới gia nhập thị trường, họ thường rất cần phản hồi từ phía Apple hay người sử dụng để tìm hướng đi cho mình trong thị trường rộng lớn và đầy thách thức như hiện nay.

    Khi trao đổi với nhóm phát triển trò chơi vẽ tam giác Angular về vị trí của các startup ứng dụng trong thời đại ngày nay, họ cho rằng các hãng phát triển thường thích được nêu tên mình trong danh sách “Mới” (Fresh) hay “Theo xu hướng” (Trending) của trang Sản phẩm nổi bật, đặc biệt là các hãng mới nổi.

    Cụ thể, lập trình viên của nhóm Angular – Adrit Lath nói: “Danh sách ‘Mới’ là một hệ thống bình đẳng hơn. Nếu ứng dụng của bạn hay, bạn sẽ xuất hiện ở vị trí dẫn đầu. Nếu có những cơ chế tương tự trong toàn bộ cửa hàng App Store, điều đó sẽ thật tuyệt. Tôi thích cơ chế thúc đẩy nội dung.”

    App Store cần một cơ chế bình đẳng cho mọi hãng sản xuất

    App Store cần một cơ chế bình đẳng cho mọi hãng sản xuất

    Apple cũng từng giới thiệu chương trình “Indie Game Showcase” dành cho các studio phát triển trò chơi độc lập nhưng chỉ tập trung vào một nhánh ứng dụng độc lập cùng nhóm phát triển và không có chỗ đứng dành cho các nhóm phát triển mới như tên gọi vốn có của chương trình.

    Quảng cáo

    Vào năm 2010, Apple đã trả 275 triệu USD cho Quattro Wireless – công ty quảng cáo trên thiết bị di động. Tại thời điểm đó, ý tưởng cung cấp quảng cáo cho các thiết bị tích hợp hệ điều hành iOS có khả năng đảm bảo nguồn thu cho các hãng phát triển ứng dụng miễn phí. Google với thế mạnh về quảng cáo là mối đe dọa duy nhất đối với App Store. Lúc đó, ý tưởng của Apple tương đối khả quan nhưng nó chưa bao giờ được áp dụng triệt để trên các thiết bị di động và các hãng phát triển phần mềm thứ ba phải tìm cách để tự quảng bá mình.

    Quattro Wireless - công ty quảng cáo trên thiết bị di động

    Quattro Wireless - công ty quảng cáo trên thiết bị di động

    Những hãng phát triển có tên tuổi dành hàng triệu USD cho quảng cáo nhằm thu hút sự chú ý của người dùng trên các phương tiện truyền thông đại chúng với mục tiêu tăng lượt tải về cùng với xếp hạng trên kho ứng dụng của Táo khuyết. Các ứng dụng xuất hiện trên “tường” Facebook hoặc Twitter của bạn chính là ví dụ điển hình cho hình thức quảng cáo trả tiền trên. Trong khi đó, các startup mới xuất hiện thường phải dành phần lớn kinh phí đầu tư cho nhân sự và phát triển sản phẩm nên có rất ít cơ hội để quảng bá sản phẩm của mình rộng rãi, đặc biệt trên các trang truyền thông xã hội.

    Lúc này, nếu muốn “ghi điểm” các hãng phát triển phần mềm, Apple nên đề ra các gói quảng cáo dành cho các bên có nhu cầu trên trang App Store. Tính phí dành cho các hãng cần quảng bá sản phẩm của mình ngay trên trang chủ hay ưu tiên xuất hiện trên thanh tìm kiếm của cửa hàng. Tuy nhiên, điều này vẫn khiến cho các startup nhỏ lép vế trong bối cảnh “có tiền là có tất cả”.

    Hãng sản xuất phải trả phí để được xướng tên trên trang chủ hay ưu tiên xuất hiện

    Hãng sản xuất phải trả phí để được xướng tên trên trang chủ hay ưu tiên xuất hiện

    Tuy nhiên, người phát triển ứng dụng Hop – Erez Pilosof lại có ý kiến trái chiều về việc quảng bá sản phẩm bằng tiền: “Có một điều thực sự đáng buồn đang xảy ra chính là các công ty có tiềm lực tài chính đang trả tiền để người khác đánh giá tốt về sản phẩm của họ. Bạn chỉ cần dành ra 5.000 USD và ứng dụng của bạn sẽ có vị trí nhất định trong bảng xếp hạng. Tôi nghĩ Apple không nên ủng hộ điều này bởi nó thực sự không công bằng với nhiều người.”

    Pisolof chỉ ra rằng chính sự khác biệt giữa một ứng dụng vô danh và những sản phẩm nằm trong Top 10 hay danh sách Sản phẩm nổi bật đã khiến cho các hãng phát triển “mua” đánh giá ảo trên thị trường chợ đen Internet. Điều này khiến cho mỗi ứng dụng của họ có một chỗ đứng nhất định đủ để người dùng biết tới hay “hạ bệ” những đối thủ khác trong cùng thị trường.

    Cho dù các hãng có sử dụng chiến lược marketing chính thống hay không thì yếu tố chủ đạo trong việc xác định ứng dụng nào sẽ được người dùng biết đến chính là tâm huyết của đội ngũ phát triển trong từng sản phẩm của mình bởi họ luôn tâm niệm: đem lại những gì tốt nhất có thể.

    Đội ngũ phát triển vẫn tâm huyết với tôn chỉ: đem lại những gì tốt nhất có thể

    Đội ngũ phát triển vẫn tâm huyết với tôn chỉ: đem lại những gì tốt nhất có thể

    Người đồng sáng lập, nhà phát triển ứng dụng kể chuyện bằng hình ảnh Storehouse đồng thời là cựu nhân viên thiết kế iPhoto của Apple – Mark Kawano không đồng tình với quan điểm lấy quảng cáo và lợi nhuận làm chủ đạo mà thay vào đó, chất lượng của sản phẩm mới là yếu tố quyết định. Ông nói: “Chỉ tập trung vào xây dựng ứng dụng tốt nhất có thể. Marketing và nguồn lợi cũng đáng được quan tâm nhưng nếu xét rộng ra sản phẩm tốt nhất vẫn sẽ được mọi người biết đến.”

    Về lý thuyết, Bảng xếp hạng cùng với danh sách Sản phẩm nổi bật không gia tăng trải nghiệm của người sử dụng mà chúng còn khiến họ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm những sản phẩm mới xuất hiện trong cửa hàng trực tuyến. Trong vòng 6 năm qua, số thời gian người dùng tìm kiếm trong các cửa hàng trực tuyến của Apple giảm. Thay vào đó, họ ngày càng tin tưởng hơn vào hiệu ứng truyền miệng trên các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook hay Twitter và đây mới chính là trở ngại lớn nhất đối với Apple.

    Khi thanh tìm kiếm đã không còn có ích trên App Store, người dùng chuyển sang kênh thông tin Facebook hoặc Twitter

    Khi thanh tìm kiếm đã không còn có ích trên App Store, người dùng chuyển sang kênh thông tin Facebook hoặc Twitter

    Có thể trong thời điểm hiện tại, Apple chưa phát huy hiệu quả trong việc tìm kiếm ứng dụng cũng như nâng cao trải nghiệm người dùng cửa hàng App Store. Nhưng không thể phủ nhận rằng, App Store vẫn luôn có sức hút và nó luôn thay đổi từng ngày, đặc biệt là khi “chúng tăng từ 1 ứng dụng lên hơn 1 triệu ứng dụng trong vòng 6 năm qua” – Ohayon phát biểu.

    Đã đến lúc Apple cần bắt kịp với xu thế.

    Tham khảo: Business Insider

    >> Tản mạn về App Store (P1): Trình tìm kiếm ứng dụng của Google hạ "nốc ao" Apple

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ