Uber chi đậm, phá giá thị trường taxi Trung Quốc

    TVD,  

    Uber đã có mặt tại rất nhiều quốc gia trên thế giới, tuy nhiên chặng đường mở rộng thị trường của startup này cũng gặp vô vàn khó khăn.

    Uber đã có mặt tại rất nhiều quốc gia trên thế giới, tuy nhiên chặng đường mở rộng thị trường của startup này cũng gặp vô vàn khó khăn. Đặc biệt là tại thị trường đông dân nhất thế giới, Trung Quốc.

    Với tham vọng phát triển một cách nhanh chóng tại thị trường Trung Quốc, giống như những gì Uber đã từng làm được tại Mỹ, công ty đã chi đậm tiền để mở rộng dịch vụ của mình, thậm chí là trả gấp 3 lần giá cước cho các tài xế.

    Jacky, 34 tuổi và hiện đang là một nhân viên phân tích hệ thống tại một công ty viễn thông quốc tế cho biết ông bắt đầu làm công việc ngoài giờ là tài xế Uber tại Thượng Hải. Trong 3 tuần đầu tiên lái xe cho Uber, ông kiếm được hơn 1.000 USD, bằng một nửa so với số tiền ông kiếm được từ công việc chính với mức lương 2.100 USD.

    Uber muốn phát triển một cách nhanh chóng tại thị trường Trung Quốc, giống như những gì đã từng làm tại Mỹ. Tuy nhiên mọi chuyện không đơn giản như vậy.

    Uber muốn phát triển một cách nhanh chóng tại thị trường Trung Quốc, giống như những gì đã từng làm tại Mỹ. Tuy nhiên mọi chuyện không đơn giản như vậy.

    Cũng nhờ đó mà Uber đã thu hút được tới 60.000 tài xế làm việc cho mình tại Trung Quốc chỉ trong một tháng qua. Nhưng mọi chuyện vẫn chưa theo đúng kế hoạch khi mà công ty gặp phải rất nhiều sự cạnh tranh từ các hãng xe taxi truyền thống và cả chính sách của chính quyền tại đây.

    Mặc dù dịch vụ Uber thực sự rất hấp dẫn, với giá cước rẻ hơn 35% so với taxi truyền thống, những chiếc xe của Uber cũng sang trọng hơn và lái xe lịch thiệp hơn. Tuy nhiên thị trường Trung Quốc là một thị trường có tính cạnh tranh cao, đặc biệt là khi người dân nước này luôn ủng hộ dịch vụ của các công ty trong nước.

    Uber phải cạnh tranh với những đối thủ rất lớn như hãng xe taxi Didi Kuaidi, chiếm 90% thị trường xe taxi trên cả nước và được hậu thuẫn bởi hai công ty Internet lớn nhất là Alibaba và Tencent.

    Tuy nhiên không vì thế mà Uber từ bỏ thị trường đông dân nhất thế giới và đầy tiềm năng này. Công ty cho biết sẽ tiếp tục mở rộng bằng cách đầu tư thêm tiền vào đây.

    Một phát ngôn viên của Uber từ chối bình luận về quy mô của công ty tại thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên một thông tin rò rỉ cho biết Uber đang đàm phán với các nhà đầu tư của mình để tăng vốn đầu tư thêm 1,5 tỷ USD nữa, nâng giá trị của công ty lên 50 tỷ USD.

    Không chỉ mạnh dạn bỏ tiền để mở rộng thị trường, Uber còn rất khôn khéo trong cách tiếp cận thị trường Trung Quốc, một thị trường rất phức tạp. Trong tháng 12, Uber bán cổ phần của mình cho Baidu và bắt đầu cung cấp dịch vụ của mình trên ứng dụng bản đồ rất phổ biến của Baidu.

    Sau đó, Uber thu hút những người dân địa phương để làm tài xế cho dịch vụ của mình với những sự hỗ trợ rất tốt. Người dân Trung Quốc, từ những người làm dịch vụ và những người sử dụng dịch vụ của Uber đều yêu quý công ty này.

    Uber nhận được sự ủng hộ từ người dân Trung Quốc, nhờ cách tiếp cận khôn khéo.

    Uber nhận được sự ủng hộ từ người dân Trung Quốc, nhờ cách tiếp cận khôn khéo.

    Các chuyên gia hàng đầu tại Trung Quốc đã nhận xét rằng Uber có một cách tiếp cận rất khôn khéo, hành xử giống như một công ty Trung Quốc nhờ đó mà thu hút được người dân địa phương. Khác với những gì mà eBay hay Amazon đã từng làm khi tấn công vào thị trường này.

    Tuy nhiên chính quyền vẫn luôn bảo trợ cho các công ty trong nước. Nhận thấy sự phát triển của Uber đe dọa đến các hãng xe taxi trong nước, chính quyền địa phương tại Thành Đô và Quảng Châu đã liên tục yêu cầu Uber ngừng cung cấp dịch vụ của mình vì một số vấn đề pháp lý.

    Tuy nhiên chính điều này lại khiến người dân tại hai thành phố này biểu tình. Sự việc bắt đầu tại Thành Đô vào tháng trước, khi hàng trăm tài xế Uber biểu tình chống lại cảnh sát giao thông, sau khi một chiếc xe bị tịch thu vì không có giấy phép hoạt động dịch vụ taxi.

    Trong khi đó, Uber cho biết vẫn đang làm việc với các chính quyền để có phương pháp giải quyết ổn thỏa nhất.

    Mặc dù liên tiếp gặp những khó khăn, nhưng Uber vẫn cho thấy cách giải quyết khôn khéo của mình.

    Mặc dù vậy, Uber vẫn còn rất nhiều việc phải làm để chiếm lĩnh thị trường đông dân nhất thế giới này.

    Mặc dù vậy, Uber vẫn còn rất nhiều việc phải làm để chiếm lĩnh thị trường đông dân nhất thế giới này.

    Khó khăn chưa dừng lại ở đó, khi mà hãng taxi Didi Kuaidi nhận thấy không thể cạnh tranh được với Uber và quyết định tung ra một dịch vụ tương tự. Chưa hết, hãng taxi này còn rót thêm 1 tỷ Nhân dân tệ (160 triệu USD) cho các chương trình giảm giá cước, tăng hỗ trợ cho các lái xe để thu hút người dân sử dụng dịch vụ của mình.

    Tuy nhiên Uber vẫn không nản chí. Giám đốc điều hành của Uber, ông Kalanick Travis cho biết “Chúng tôi rất lạc quan tại thị trường này. Chính quyền địa phương nơi đây luôn tập trung cho sự phát triển và tiến bộ của các thành phố”.

    Cuộc chiến giữa Uber và các hãng taxi Trung Quốc vẫn chưa thể chấm dứt, thậm chí là ngày càng nóng hơn. Tuy nhiên Uber cho thấy quyết tâm của mình và chắc chắn sẽ không từ bỏ thị trường này. Mặc dù đầu tư rất nhiều tiền, nhưng chiến lược mới là điều quan trọng giúp Uber tồn tại ở thị trường này.

    Tham khảo: nytimes

    >>Tốc độ phát triển của Uber sau 5 năm cũng khiến Facebook phải ghen tị

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ