Loạt sản phẩm đột phá tại CES 2015 giờ đi về đâu?

    Yến Thanh,  

    Đã bao giờ bạn tự hỏi, sau những thành công tại 1 sự kiện đình đám như CES, các tượng đài công nghệ năm ngoái giờ ra sao?

    Cứ vào tháng 1 hàng năm, sự kiện Consumer Electronics Show (CES) lại diễn ra tại thành phố Las Vegas, Mỹ. Đây là sự kiện quy tụ các hãng công nghệ hàng đầu trên thế giới, đồng thời là sân chơi trình diễn những sản phẩm nổi bật nhất, định hướng cho thị trường chung. Vậy sau 12 tháng trình làng, những sản phẩm nổi bật nhất tại CES 2015 giờ ra sao?

    Nhìn lại sự kiện CES 2015

    Dell XPS 13

     Laptop siêu mẫu Dell XPS 13.

    Laptop siêu mẫu Dell XPS 13.

    Vào thời điểm mà thị trường PC, laptop chạy Windows gần như không có sự đột phá, thậm chí, nhiều người tưởng tượng, năm 2015 sẽ là sự thoái trào đỉnh điểm của nền tảng PC. Dell XPS 13 đã xuất hiện. Phải khẳng định, chiếc laptop của Dell đã mang tới sự đột phá, và một góc nhìn mới lạ cho người dùng laptop.

    Về phần cứng, những nâng cấp là không đáng nói. Nhưng về thiết kế, Dell XPS 13 đã đáp ứng đẩy đủ 3 tiêu chí: bền, đẹp, long lanh mà ít chiếc laptop Windows nào sở hữu. Trong đó, phải kể tới chất liệu kim loại hoàn toàn mới, và thân thiện với người dùng, tôn lên vẻ đẹp của viền màn hình bezel siêu mỏng trên XPS 13.

    Nhìn chung, đây là một trong số những chiếc laptop Windows hàng đầu được người dùng đánh giá cao ở thời điểm hiện tại. Ngắn gọn, Dell XPS 13 đã thành công. Minh chứng là sau thế hệ laptop này, Dell đã liên tục tung ra các phiên bản XPS khác, với mới nhất là chiếc Dell XPS 15, được nhiều chuyên gia đánh giá rất tích cực.

    LG G Flex 2

     Chiếc G Flex 2 đình đám của LG.

    Chiếc G Flex 2 đình đám của LG.

    Đáng chú ý, LG G Flex 2 là smartphone đầu tiên được trang bị vi xử lý Snapdragon 810 64 bit 8 nhân, nhưng đã gặp phải sự cố quá nóng tương tự. Máy có thiết kế màn hình cong như người tiền nhiệm G Flex với thiết kế phím cứng được bố trí ở mặt sau theo truyền thống LG kể từ chiếc LG G2.

    Màn hình cong của máy cho phép máy ôm tai người dùng hơn đồng thời giúp micro sát miệng khi sử dụng để đàm thoại, cũng như đem lại trải nghiệm giải trí khác biệt so với đa số thiết bị khác. Đặc biệt, chiếc G Flex 2 cũng sở hữu khả năng tự phục hồi các vết trầy xước trên vỏ như người tiền nhiệm G Flex.

    Đáng tiếc, thiết kế cong và sự cố quá nhiệt đã khiến G Flex 2 không thực sự thành công như mong đợi. Tuy nhiên, về cơ bản, LG G Flex 2 vẫn là 1 sản phẩm tốt, sở hữu màn hình 5,5 inch Full HD, sử dụng công nghệ màn hình OLED giống hệt chiếc smartwatch G Watch R mà hãng này đã giới thiệu vào năm ngoái.

    Camera sau của G Flex 2 đạt độ phân giải 13 MP, camera trước là 2,1 MP. Đặc biệt, camera của G Flex 2 cũng được trang bị công nghệ chống rung quang học và lấy nét bằng laser. Và để tăng thêm trải nghiệm người dùng, chiếc G Flex 2 này cũng hoạt động trên nền Android 5.0 Lollipop với giao diện Material Design.

    Audeze EL8

     Tai nghe Audeze EL8.

    Tai nghe Audeze EL8.

    Khi Audeze tung ra bộ đôi tai nghe mới mang tên EL8 hướng tới đối tượng người tiêu dùng “thấp hơn” so với thị trường mà Audeze thường hướng tới với series LCD, nhiều chuyên gia đã có chút lo lắng, song hành với đó là kỳ vọng, khi người tiêu dùng với túi tiền "mỏng" sẽ có thể thưởng thức cái chất mà người Mỹ đem lại.

    Cần nhắc lại một chút, sở dĩ sử dụng cụm từ "thấp hơn", có nghĩa không phải người tiêu dùng nào cũng đủ sức móc hầu bao chi trả cho EL8. Nhưng nếu so sánh với những cái tên như LCD 3 hay LCD X với cái giá hàng nghìn USD, thì EL8 vẫn sở hữu cái giá quá rẻ đối với dân audiophile tại nước ta hiện nay.

    Nhìn chung, Audeze EL8 là một sản phẩm tốt, gần như toàn diện. Nhưng cái giá gần 15 triệu đồng lại là rào cản khiến chiếc tai nghe đình đám này khó tiếp cận với đại đa số người tiêu dùng, đặc biệt là với người dùng Việt, cũng như những người đang tìm cho mình một sản phẩm thưởng thức âm nhạc cá nhân thực sự tốt.

    Tất nhiên, Audeze EL8 được coi là "cánh cửa" đầu tiên đưa chúng ta đến với con đường chơi audio hi end, ngay cả khi bạn chưa có bất kỳ thiết bị thưởng thức âm thanh nào xứng tầm với khả năng hoạt động một cách linh hoạt, đi kèm với trải nghiệm âm thanh vô cùng ấn tượng.

    LG smartwatch chạy webOS

     Smartwatch LG chạy webOS tuyệt đẹp.

    Smartwatch LG chạy webOS tuyệt đẹp.

    ​Năm 2014 là một năm bùng nổ của thị trường smartwatch và hầu hết các thiết bị trên đều chạy trên hệ điều hành Android Wear. Tuy nhiên tại CES 2015, LG đã lên một kế hoạch táo bạo - đưa hệ điều hành webOS lên các thiết bị đồng hồ thông minh của mình, và sản phẩm là chiếc smartwatch kết hợp với Audi.

    Theo nhiều nguồn tin, chiếc smartwatch mà Audi sử dụng để gọi một chiếc xe tự hành sử dụng giao diện được tùy biến từ nền tảng webOS của LG. Chiếc đồng hồ thông minh này sở hữu màn hình tròn 360 độ, 3 nút bấm cứng và phần vỏ được mạ bóng. Menu chuyển hướng ứng dụng có dạng hình tròn với các ứng dụng cơ bản.

    Điểm ấn tượng nhất với chiếc smartwatch chạy webOS này là nó có khả năng gọi điện, nhắn tin trực tiếp chứ không cần phải kết nối với điện thoại. Rõ ràng đây là một tính năng đột phá tại CES 2015, mà chưa một chiếc smartwatch nào thực hiện được, trên cả nền tảng iOS và Android Wear.

    Tuy nhiên, sau những kì vọng từ các chuyên gia, chiếc smartwatch của LG và Audi gần như đã mất hút trên thị trường công nghệ. Lý do là LG gần như chưa đầu tư thêm vào nền tảng webOS. Còn theo nguồn tin từ Audi, chiếc smartwatch này sẽ sớm nổi đình nổi đám trở lại tại sự kiện năm nay.

    HTC Vive

     Kính thực tế ảo HTC Vive.

    Kính thực tế ảo HTC Vive.

    Công nghệ thực tế ảo được dự đoán sẽ là một trong những thị trường cạnh trnah khốc liệt nhất giữa các ông lớn công nghệ trong năm 2015. Sau những Oculus, Microsoft, Sony... đến lượt HTC là cái tên đình đám tung ra chiến binh của mình để giành giật thị phần cho mảng thị trường còn rất tiềm năng này.

    HTC Vive đã gây một ấn tượng mạnh với những người đam mê công nghệ trong buổi giới thiệu sản phẩm tại CES 2015. Đây vừa là một chiếc kính, vừa là một chiếc tai nghe thực tế ảo cho phép người dùng được trải nghiệm một cảm giác mới lạ trong khi vẫn có thể di chuyển bình thường (đi thể dục chẳng hạn).

    Ngoài ra, HTC đã hợp tác với các đơn vị làm game (Valve là cái tên đầu tiên) và các hãng giải trí khổng lồ khác để xây dựng kho nội dung phong phú cho sản phẩm của họ. Trên thực tế, dù đã gần 1 năm kể từ khi Vive được ra đời, chiếc kính này đã mất hút trên thị trường thực tế ảo, và đem về thất bại cho HTC.

    Tổng hợp

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ