Trung Quốc sẽ sử dụng Drone nhằm loại bỏ gian lận trong kỳ thi Đại học

    Comet,  

    Trung Quốc đang sử dụng những biện pháp cứng rắn nhất để bảo đảm công bằng trong kì thi Cao khảo, tương đương với thi Đại học ở Việt Nam.

    Mùa hè đến báo hiệu một giai đoạn thi cử khốc liệt đối với các học sinh phổ thông cuối cấp. Không chỉ Việt Nam mà rất nhiều các nước khác trong khu vực cũng lựa chọn thời điểm này để tổ chức các kì thi quốc gia để tuyển lứa sinh viên mới vào Đại học. Thế nhưng nếu nói về độ căng thẳng cũng như cạnh tranh thì kì thi Cao khảo của Trung Quốc có lẽ xứng đáng đứng ngôi đầu trên toàn thế giới.

    Trung Quốc quyết nói không với gian lận thi cử
    Trung Quốc quyết nói không với gian lận thi cử

    Với dân số đông nhất thế giới, không quá khó hiểu khi số lượng thi sinh hàng năm của kỳ thi này vô cùng lớn: lên đến hơn 10 triệu học sinh trên cả nước. Đông thí sinh đồng nghĩa với việc áp lực về cơ sở vật chất, về đội ngũ giám thị cũng lớn không kém. Và tệ nạn gian lận trong thi cử trở thành mối bận tâm hàng đầu trong những kì thi như vậy.

    Sự phát triển của công nghệ khiến cho "công nghệ gian lận" cũng ngày một tinh vi hơn. Đã xa lắm rồi cái thời ném giấy vào phòng thi, quay cóp bài.... Với sự hỗ trợ của các thiết bị điện tử siêu nhỏ, những thí sinh gian lận có thể quay lại nội dung bài thi qua kính mắt và nhận được đáp án của chúng thông qua thiết bị đeo siêu nhỏ trong lỗ tai. Nhưng với quyết định sử dụng Drone (vật thể bay không người lái) sắp tới, đây sẽ chỉ còn là chuyện của quá khứ.

    Theo đó, các nhà chức trách ở thành phố Lạc Dương, Trung Quốc đã quyết định sử dụng những thiết bị bay không người lái để giám sát và ngăn chặn việc gian lận trong phòng thi. Tất nhiên những thiết bị bay với tiếng cánh quạt sẽ không bay trong phòng thi để gây ồn cho thí sinh. Chúng sẽ được bay ở độ cao khoảng 500m so với mặt đất để đo lại tất cả những tín hiệu vô tuyến được truyền sóng trong phạm vi 1km. Nếu có bất kì dấu hiệu truyền nhận tín hiệu nào, nó sẽ xác nhận điểm truyền/nhận tin trong khu vực thi và thông báo chính xác vị trí cho các giám thị thông qua những chiếc máy tính bảng của họ.

    Vẫn phải chờ đến khi kì thi Cao khảo diễn ra thì chúng ta mới biết được liệu phương án này có thực sự hiệu quả hay không. Nhưng chí ít, các thí sinh ở thành phố Lạc Dương sẽ phải đắn đo nhiều hơn nếu họ "dám" sử dụng các công cụ hiện đại để gian lận trong phòng thi.

    Tham khảo:BusinessInsider

    >>Trải lòng qua những thương hiệu điện thoại vang bóng một thời với thế hệ 8X

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày