Trái Đất đang ngày một nóng lên và điều đó sẽ làm chúng ta sẽ thiệt hại 2.000 tỷ USD

    Anhdroid,  

    Ngày nay nhiệt độ càng ngày có xu hướng tăng mạnh, và nền kinh tế toàn cầu có thể chịu thiệt hại lên đến 2 nghìn tỷ USD vào năm 2030.

    Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng nhiệt độ tăng sẽ làm cho người lao động làm việc khó khăn và tốn nhiều sức lực để làm hơn, đặc biệt là ở các nền kinh tế kém phát triển trên thế giới. Tình hình trở nên tồi tệ hơn nhiều đối với những người được trả lương thấp nhưng phải làm cực kì vất vả và tiếp xúc với cái nóng nhiều như công nhân xây dựng và người nông dân.

    Các nhà nghiên cứu, dẫn đầu bởi Tord Kjellstrom ở Viện Sức khoe và Môi trường quốc tế thuộc New Zealand, đã đưa ra dự đoán về tổn thất GDP khi nhiệt độ tăng cho 43 quốc gia bằng việc sử dụng dữ liệu về môi trường và các mô hình máy tính. Kết quả của họ xuất hiện trên tạp chí y tế công cộng châu Á-Thái Bình Dương cho thấy Ấn Độ và Trung Quốc sẽ đánh mất tới 450 tỷ USD trong tổng sản lượng vào năm 2030. Các quốc gia có nền kinh tế phát triển hơn, chẳng hạn như Nhật Bản và Anh, không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ tăng, riêng có Mỹ được cho là sẽ bị sụt giảm khoảng 0,2% GDP do ảnh hưởng của nhiệt độ.

    Mức độ thiệt hại GDP của các nước do nhiệt độ tăng vào năm 2030.
    Mức độ thiệt hại GDP của các nước do nhiệt độ tăng vào năm 2030.

    “Châu Á và châu Phi sẽ phải gánh chịu nhiều nhất”, Kjellstrom chia sẻ với Bloomberg. Tại Đông Nam Á, những công việc ngoài trời sẽ bị giảm tới 15-20% số giờ làm việc hằng năm và có thể sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050 khi hiện tượng nóng lên toàn cầu vẫn tiếp tục diễn ra. Tại Malaysia, ví dụ, vào thời điểm nóng nhất trong ngày hay trong năm, người lao động có xu hướng giảm hoặc ngừng làm việc để tránh bị sốc nhiệt gây ảnh hưởng tới sức khoẻ.

    Chuyển lịch làm việc để tránh làm việc dưới trời nóng, cùng với nhu cầu cao hơn đối với điều hòa không khí, có thể làm giảm khả năng chịu nóng của con người, các nhà nghiên cứu cảnh báo. Điều đó sẽ càng làm tăng chi phí liên quan đến giảm nhiệt độ. Một thành phố như Bangkok, ví dụ, cần thêm 2.000 MW điện – một con số khổng lồ - khi nhiệt độ chỉ tăng lên 1oC.

    Trong năm 2015, hơn 190 quốc gia đã đồng ý giữ nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng ở mức dưới 2°C và thâm chí đưa ra các giải pháp để nhiệt độ tăng ở mức thấp hơn 1,5°C. Tuy nhiên, các nước lớn như Trung Quốc vẫn chưa phê chuẩn thỏa thuận. Và khi các nước còn chưa đồng lòng trong cuộc chiến chống lại sự nóng lên toàn cầu thì thiệt hại vẫn sẽ còn tiếp tục tăng lên đến mức vượt quá khả năng phục hồi trở lại.

    Tham khảo: qz.com

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ