Trải nghiệm Asus Zenfone Max Pro M1: bỏ ra 4 triệu đồng, nhận về được những gì?

    Tuấn Lê,  

    Trên thị trường nước ta hiện nay đã có sự xuất hiện của Xiaomi với tiêu chí giá cực kỳ cạnh tranh cùng mức cấu hình ổn và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dùng. Có lẽ cũng chính vì thấy được tiềm năng lớn này, Asus cũng quyết định đưa chiếc Max Pro M1 đến với thị trường Việt Nam nhằm tạo thêm sự cạnh tranh cũng như có thêm lựa chọn cho người tiêu dùng.

    Khác với các series Zenfone 3-4-5 vốn nhắm vào người dùng cần cấu hình cao với những trải nghiệm cao cấp, Zenfone Max Pro của Asus lại có một hướng đi riêng với giá rẻ và viên pin khủng. Có thể nói, trên thị trường nước ta hiện nay đã có sự xuất hiện của Xiaomi với tiêu chí giá cực kỳ cạnh tranh cùng mức cấu hình ổn và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dùng. Có lẽ cũng chính vì thấy được tiềm năng lớn này, Asus cũng quyết định đưa chiếc Max Pro M1 đến với thị trường Việt Nam nhằm tạo thêm sự cạnh tranh cũng như có thêm lựa chọn cho người tiêu dùng.

    Vậy với mức giá bán ra chỉ xấp xỉ hơn 4 triệu đồng, Max Pro M1 đem lại được những lợi ích gì cho người dùng?

    Thiết kế không có gì đặc sắc

    Trải nghiệm Asus Zenfone Max Pro M1: bỏ ra 4 triệu đồng, nhận về được những gì? - Ảnh 1.

    Nhìn vào chiếc điện thoại này, bạn sẽ không thấy được bất kì điểm khác biệt hay đặc trưng riêng so với các sản phẩm khác trên thị trường, thậm chí có thể nói rằng nó hệt như kiểu thiết kế của smartphone của 1-2 năm trước. Thân máy được làm bằng kim loại, bo cong 2 cạnh viền trái phải để cầm nắm được ôm tay hơn, viền trên và dưới thì được làm bằng nhựa để bắt sóng di động tốt hơn.

    Với những đặc điểm này, chúng ta đã quá quen thuộc và thấy rất nhiều từ trước. Vì vậy với những ai có nhu cầu mua chiếc điện thoại này trong thời gian tới thì cần chuẩn bị tinh thần, hoặc không nên quá quan trọng vào thiết kế mà quan tâm đến những giá trị khác.

    Trải nghiệm Asus Zenfone Max Pro M1: bỏ ra 4 triệu đồng, nhận về được những gì? - Ảnh 2.

    Bù lại, dù sử dụng viên pin 5.000 mAh nhưng bất ngờ là độ dày của máy vẫn khá ổn, tựa như các máy dùng pin 4.000 mAh mà thôi. Bên cạnh đó, máy cầm cũng khá đầm tay, không quá nặng nên việc thao tác và chơi game lâu cũng không bị mỏi tay nhiều. Đây có lẽ là những điểm cộng trên thiết kế này của Max Pro M1.

    Màn hình cho trải nghiệm tốt ở nhiều mục đích sử dụng

    Max Pro M1 sử dụng màn hình kích thước 5,99 inch, độ phân giải 1080 x 2160 pixel, vừa đủ để người dùng trải nghiệm tốt về mặt hình ảnh. Máy sử dụng tấm nền IPS nên cho góc nhìn rất tốt, màu sắc và độ sáng ít bị thay đổi dù ở góc nhìn nghiêng. Tuy nhiên, tiếc rằng màn hình của chiếc smartphone này lại không trang bị kính Gorilla Glass để chống trầy xước, bên cạnh đó độ sáng của nó cũng không cao nên nếu sử dụng ở điều kiện nắng gắt thì sẽ có phần hơi khó khăn để nhìn rõ được các nội dung hiển thị.

    Trải nghiệm Asus Zenfone Max Pro M1: bỏ ra 4 triệu đồng, nhận về được những gì? - Ảnh 3.

    Qua cảm nhận cá nhân, màu của màn hình này không bị ám vàng, tông có phần hơi lạnh. Người dùng cũng có thể thay đổi tông theo ý muốn ở phần Screen Color trong Settings. Phần viền màn hình hai bên được cắt gọt khá tốt, tuy nhiên hai phần trên dưới vẫn khá dày dù cho đã loại bỏ phím Home vật lý. Nếu như Asus cũng thu gọn hai phần viền trên dưới nữa thì trông thích mắt hơn.

    Nói thêm về bộ phím điều hướng ảo, trong khi các hãng điện thoại Android khác đã bắt đầu sử dụng cơ chế vuốt Gesture thì Asus vẫn chưa đưa tính năng này vào cho Max Pro M1, một phần cũng bởi vì họ dùng giao diện Android gốc nên cũng được cắt giảm tối đa để đảm bảo hiệu năng máy được ổn định hơn. Nhưng, rõ ràng rằng đưa một số tiện ích này vào thì chắc chắn trải nghiệm người dùng sẽ thích hơn hẳn, hy vọng rằng Asus sẽ bổ sung phần này vào bản cập nhật tới.

    Trải nghiệm Asus Zenfone Max Pro M1: bỏ ra 4 triệu đồng, nhận về được những gì? - Ảnh 4.

    Cũng nói thêm rằng màn hình tai thỏ cũng không xuất hiện trên chiếc điện thoại này, nhìn chung nếu sử dụng theo nhu cầu đua trend thì chắc chắn Max Pro M1 không phải là thứ bạn cần.

    Hiệu năng và trải nghiệm

    Với mức giá 4,29 triệu đồng, Asus Zenfone Max Pro M1 được trang bị con chip thuộc hàng tốt trong phân khúc tầm trung là Snapdragon 636, RAM có hai lựa chọn 3 GB hoặc 4 GB cùng bộ nhớ trong 32 hoặc 64 GB và viên pin 5.000 mAh. Trong tầm giá này, Max Pro M1 có một số đối thủ khác như Redmi 5 Plus (chỉ dùng Snapdragon 625 và pin chỉ 4.000 mAh), Huawei Y7 Pro 2018 (Snapdragon 430 và pin chỉ 3.000 mAh), Redmi Note 5 (Snapdragon 636, pin chỉ 4.000 mAh, đặc biệt là giá cũng hơn 5 triệu đồng). Như vậy có thể thấy, cấu hình vi xử lý tốt, viên pin dung lượng cao cùng giá mềm chính là ưu điểm của chiếc điện thoại này khi so sánh với các đối thủ khác trên thị trường.

    Nhưng đó chỉ là những thông số lý thuyết, còn trải nghiệm thì như thế nào?

    Trải nghiệm Asus Zenfone Max Pro M1: bỏ ra 4 triệu đồng, nhận về được những gì? - Ảnh 5.

    Với tựa game bắn súng hot nhất hiện nay là PUBG Mobile, Max Pro M1 có thể chạy ở mức cấu hình HD với frame rate Medium. Khả năng hiển thị đồ hoạ của máy khá tốt, đặc biệt là độ ổn định cao nên không gặp hiện tượng giật lắc khi chơi (chỉ trừ lúc nhảy dù có hơi bị khựng, còn khi đáp đất thì vô tư không có gì phải phàn nàn). Để có được kết quả chính xác hơn, chúng tôi đã dùng đến ứng dụng GameBench để đo lại FPS của game khi chơi trên chiếc điện thoại này, và PUBG Mobile đạt mức trung bình là 26 FPS.

    Trải nghiệm Asus Zenfone Max Pro M1: bỏ ra 4 triệu đồng, nhận về được những gì? - Ảnh 6.
    Trải nghiệm Asus Zenfone Max Pro M1: bỏ ra 4 triệu đồng, nhận về được những gì? - Ảnh 7.

    Có thể thấy ở tựa game nhập vai hành động với đồ hoạ cao như Darkness Rises, Max Pro M1 vẫn đem lại hiệu năng rất ổn định, con số FPS trung bình vào khoảng 44 FPS

    Trải nghiệm Asus Zenfone Max Pro M1: bỏ ra 4 triệu đồng, nhận về được những gì? - Ảnh 8.

    Trong khi đó, Need For Speed No Limits đạt 30 FPS (có lẽ nhà sản xuất game này đã khoá mức 30) và cũng cho chất lượng tốt, không có gì phải phàn nàn.

    Chuyện chơi game trên chiếc điện thoại được mệnh danh "Gaming Monster" này lẽ ra sẽ trở nên hoàn hảo hơn nếu không gặp phải một kẻ ngáng đường cực kỳ khó chịu, đó là notifications. Với một số sản phẩm điện thoại trên thị trường, nhà sản xuất đã tích hợp tính năng chặn hiển thị notification khi đang chơi game nhưng với Max Pro M1 này thì lại hoàn toàn không có và đây là một điều vô cùng đáng tiếc, khiến những phút gay cấn trong game của bạn có thể bị phá huỷ trong chốc lát.

    Trải nghiệm Asus Zenfone Max Pro M1: bỏ ra 4 triệu đồng, nhận về được những gì? - Ảnh 9.

    Một điểm khá ưng ở chiếc máy này là phần loa ngoài được thiết kế phía dưới nhưng nằm bên phải của cổng sạc nên khi chơi game cầm ngang không bị che mất loa

    Camera làm được gì ở chiếc điện thoại 4 triệu đồng?

    Trải nghiệm Asus Zenfone Max Pro M1: bỏ ra 4 triệu đồng, nhận về được những gì? - Ảnh 10.

    Do mang trên mình biệt danh "Gaming Monster", chúng tôi đã từng không trông mong lắm vào chất lượng camera của chiếc điện thoại này, nhưng hoá ra nó vượt ngoài những gì mà chúng tôi nghĩ. "Khá ổn!", đó là những gì mà chúng tôi cảm nhận khi trải nghiệm camera sau của chiếc điện thoại này.

    Trải nghiệm Asus Zenfone Max Pro M1: bỏ ra 4 triệu đồng, nhận về được những gì? - Ảnh 11.

    Với hệ thống camera kép phía sau độ phân giải 13 5 MP f/2.4, máy cho kết quả xoá phông rất khá, vùng hậu cảnh phía sau được xoá mờ khá mượt mà, không bị gắt hoặc tạo cảm giác giả cho người nhìn. Viền chủ thể cũng được thuật toán xử lý tốt nên không bị xoá lẹm, tốc độ lấy nét cũng ổn định và màu sắc vừa đủ, chi tiết tốt.

    Nếu như chất lượng ảnh được đánh giá tốt thì phần giao diện của Zenfone Max Pro M1 lại là một vướng bận khiến nó mất điểm trong mắt chúng tôi. Do sử dụng giao diện gốc của Google nên cách sắp xếp các icon điều chỉnh rất bất hợp lý, kích cỡ các icon to và vì thế chiếm nhiều không gian hơn. Một điều khá khó hiểu là nếu muốn tăng giảm độ sáng (EV), bạn phải tốn vài lần nhấn vào thanh xổ công cụ bên trái mới có thể điều chỉnh được.

    Trải nghiệm Asus Zenfone Max Pro M1: bỏ ra 4 triệu đồng, nhận về được những gì? - Ảnh 12.

    Ở camera trước, Zenfone Max Pro M1 sử dụng cảm biến 8 MP với khẩu độ mở f/2.2, không mấy ấn tượng so với các sản phẩm trên thị trường, nhưng thứ đáng chú ý là nó trang bị cả đèn flash trước nên người dùng khi selfie cũng thoải mái hơn trong nhiều điều kiện sáng khác nhau. Tuy nhiên, chất lượng camera trước chỉ nằm ở mức tạm được và dễ gặp hiện tượng rung, nhoè mờ khi chụp selfie buổi tối, bên cạnh đó các tiện ích kèm theo cho camera selfie lại không đa dạng như các sản phẩm khác trên thị trường.

    Trải nghiệm Asus Zenfone Max Pro M1: bỏ ra 4 triệu đồng, nhận về được những gì? - Ảnh 13.
    Trải nghiệm Asus Zenfone Max Pro M1: bỏ ra 4 triệu đồng, nhận về được những gì? - Ảnh 14.
    Trải nghiệm Asus Zenfone Max Pro M1: bỏ ra 4 triệu đồng, nhận về được những gì? - Ảnh 15.
    Trải nghiệm Asus Zenfone Max Pro M1: bỏ ra 4 triệu đồng, nhận về được những gì? - Ảnh 16.
    Trải nghiệm Asus Zenfone Max Pro M1: bỏ ra 4 triệu đồng, nhận về được những gì? - Ảnh 17.
    Trải nghiệm Asus Zenfone Max Pro M1: bỏ ra 4 triệu đồng, nhận về được những gì? - Ảnh 18.

    Selfie trong điều kiện thiếu sáng rất dễ bị nhoè mờ và ảnh nhiễu hạt.

    Trải nghiệm Asus Zenfone Max Pro M1: bỏ ra 4 triệu đồng, nhận về được những gì? - Ảnh 19.

    Sử dụng đèn flash trước, kết quả đỡ hơn đôi chút.

    Pin thì thế nào?

    Mang trong mình viên pin dung lượng khủng 5.000 mAh, Asus có thể tự hào với sản phẩm của mình khi cho thời gian sử dụng rất dài. Chúng tôi đã sử dụng chiếc máy này để chơi khoảng gần 3 giờ trên PUBG Mobile, gần 1 giờ Need For Speed No Limits, một số tựa game khác thì thời gian chơi ít hơn nhưng nhìn chung khả năng trụ của chiếc điện thoại này khá ấn tượng.

    Trải nghiệm Asus Zenfone Max Pro M1: bỏ ra 4 triệu đồng, nhận về được những gì? - Ảnh 20.

    Theo những gì mà mục Battery của máy hiển thị, lần cuối mà chúng tôi sạc đầy máy là từ hơn 2 ngày trước và máy cho đến lúc chụp màn hình lại là còn 17% kèm theo dự đoán trụ được thêm 9 giờ nữa. Đây quả là con số ấn tượng và nếu bạn là người cần mua một sản phẩm smartphone để chơi game nhưng có khả năng trụ pin được trong thời gian dài thì đây quả là một ứng cử viên xứng đáng.

    Tổng kết

    Dù gặp phải một số đối thủ trong cùng phân khúc giá nhưng chiếc điện thoại của Asus này vẫn có nhiều điểm thuyết phục khách hàng hơn từ cấu hình cho đến hiệu năng ổn định và đặc biệt hơn cả là viên pin khá "trâu". Nếu phải nói điều không hài lòng, có lẽ đó chỉ là cách thiết kế vẫn chưa đổi mới và camera cần phải tốt hơn nữa, nhưng tất nhiên chúng tôi cũng biết rằng không thể đòi hỏi quá nhiều ở một chiếc điện thoại tầm giá này và tựu chung thì nó quá đủ cho những gì mà người dùng cơ bản cần.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ