Thực tế sử dụng & kiểm nghiệm nhiệt độ - Kết luận

    PV, Nội Tâm 

    trang 5 bai Cosmos II

    Thực tế sử dụng

    Đầu tiên tôi bắt tay vào lắp đặt linh kiện và đi dây. Nhờ nội thất rộng rãi, thao tác lắp linh kiện diễn ra hết sức dễ dàng và nhanh chóng. Việc đi dây cũng rất nhàn nhờ lô đi dây rộng và khoang giấu dây lớn. Duy có một điểm khó chịu là Cosmos II có quá nhiều dây rợ rối rắm: dây điều tốc, dây LED, dây SATA, dây tín hiệu... khiến tôi mất hơi nhiều thời gian ngồi tìm kiếm, phân loại các dây cần sử dụng. Thành quả sau 20 phút hì hục:
     

    Cả một mớ dây không dùng đến!
     

    Có thể thay tản nhiệt CPU dễ dàng, không cần tháo main.
     
    Lên đèn:
     

     
    Khi hoạt động Cosmos II không được màu mè lắm. Chỉ có 1 quạt LED xanh ở phía trước và bảng điều khiển là phát sáng.
     

     
    Có 3 mức tốc độ: cao nhất (xanh), trung bình (tím) và thấp nhất (đỏ).
     

    Bí hiểm trong màn đêm.
     
    Khay cắm nóng HDD tỏ ra rất tiện lợi, hữu dụng cho nhu cầu chuyển dữ liệu lớn (game, film HD).
     

     
    Trong quá trình sử dụng, tôi nhận thấy các quạt đi kèm Cosmos II hoạt động rất êm ái, dù căng tai ra cũng không nghe thấy tiếng động nhỏ nào. Tuy nhiên khả năng cách lại chưa thực sự tốt. Khi VGA và CPU hoạt động full-load tiếng quạt vẫn lọt ra ngoài. Được cái là thùng máy rất chắc chắn, khử rung tuyệt đối nên tiếng ồn vẫn chấp nhận được (nếu rung sẽ có tiếng ù ù rất khó chịu).
     
    Kiểm nghiệm nhiệt độ

    Trong phần này tôi sẽ so sánh nhiệt độ của GPU, CPU và HDD giữa Cosmos II và benchtable. Nhiệt độ CPU sẽ được lấy bằng kết quả trung bình của cả 4 nhân. Nhiệt độ HDD được lấy theo nhiệt độ của ổ WD Black.
     
    Nhiệt độ môi trường lúc này là 30 độ C.
     
     
    Cấu hình thử nghiệm
    Bo mạch chủ: AsRock Z77 Extreme4
    Bộ xử lý: Intel Core i5-2500K
    Tản nhiệt: Cooler Master V6GT
    Bộ nhớ trong: 2x 4GB Kingston HyperX T1 1866 9-11-9
    Card đồ họa: MSI GTX 560 Ti Twin Frozr II OC
    Ổ cứng: Kingston HyperX 240GB
    Nguồn: Cooler Master Silent Pro Hybrid 1050W
     
    Kết quả nhiệt độ không được tốt lắm. Nhiệt độ full-load GPU và CPU đặt trong Cosmos II cao hơn benchtable từ 3 đến 4 độ. Nhiệt độ HDD thì còn tệ hơn nữa. Đối với khoang trên, có lẽ tốc độ quạt 200 mm ở mặt trước chỉ là 700 vòng/phút khiến áp lực khí thấp, không đủ làm mát. Điều khó hiểu là nhiệt độ khoang dưới thậm chí còn nóng hơn dù dùng quạt 120 mm 1200 vòng/phút.
     
     

    Kết luận

     
    Thuộc chuẩn Ultra tower, Cooler Master Cosmos II ra đời nhắm tới phân khúc trên cả cao cấp. Đó là những người sở hữu bo mạch chủ XL-ATX, 2 đến 4 VGA, tản nhiệt nước khủng. Bởi vậy sản phẩm đáp ứng mọi nhu cầu người dùng có thể đặt ra cho một chiếc thùng máy.
     
    Có thể quan điểm thẩm mĩ mỗi người mỗi khác, song theo cảm nhận của tôi Cosmos II hoàn mĩ về mặt hình thức. Thùng máy mang đậm chất “classic”, vừa đủ đường cong, không quá nhiều chi tiết cách điệu, không lòe loẹt, chỉ có LED ở mặt trước và bảng điều khiển. Các chi tiết bên trong cũng hoàn hảo: tháo lắp linh kiện dễ dàng, đi dây thoải mái, tha hồ lắp mọi loại phần cứng…
     
    Tuy thế, giá cho siêu phẩm này cũng thuộc hàng “siêu phẩm”: 7.850.000 VNĐ nếu bạn muốn làm chủ nhân của Cosmos II. Con số này đủ làm chùn bước đa số game thủ nhưng đối với một dân chơi phần cứng thực thụ thì nó xứng đáng với những gì mà Cosmos II mang lại.
     
     
    Ưu:

    - Hình thức chuẩn, tông đen lầm lì.

    - Thiết kế cửa hông độc đáo.

    - Kết cấu chắc chắn, vững chãi.

    - Bảng điều khiển đẹp, điều tốc hỗ trợ tới 9 quạt.

    - Số cổng kết nối ngoài hợp lý.

    - Các quạt đi kèm hoạt động êm ái.

    - 2 khay cắm nóng HDD.

    - Gắn được tới 13 HDD.

    - Có lọc bụi ở tất cả vị trí cần thiết.

    - Khoang giấu dây cực rộng, lỗ đi dây lớn.

    - Hỗ trợ phần cứng hoàn hảo: 4 VGA, bo mạch chủ XL-ATX, tản nhiệt CPU cao 190 mm, VGA dài 385 mm…
     

    Nhược:

    - Quá nặng: 22kg!

    - Vỏ ngoài hơi nhiều plastic.

    - Quá nhiều dây nhợ rối rắm.

    - Chỉ gắn được radiator dày không quá 40 mm.

    - Cách âm chưa tốt.

    - 2 quạt HDD khay dưới kém hiệu quả.

    - Lưu thông khí với các quạt có sẵn chưa tốt.

     

    NỔI BẬT TRANG CHỦ