Trí thông minh nhân tạo có thể xem TV để dự đoán tương lai

    May,  

    Nếu vô tình bắt gặp một chú robot đang xem TV thì đừng nghĩ rằng điều này là phí phạm thời gian, thực ra, nó đang học hành rất chăm chỉ đấy.

    Các chương trình TV và các đoạn video có thể giúp hệ thống trí tuệ nhân tạo học hỏi và dự đoán tương tác của con người - theo như các nhà khoa học đến từ Phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo và khoa học máy tính của Học viện MIT. Các nhà nghiên cứu đã tạo ra một thuật toán có khả năng phân tích video, sau đó sử dụng những gì nó học hỏi được để dự đoán hành vi tiếp theo của con người.

    Sau khi xem các clip như Thuyết Big Bang hay chương trình TV The Office trong khoảng 600 giờ đồng hồ, trí tuệ nhân tạo đã nhận biết được thế nào là đập tay (high-five), thế nào là bắt tay, ôm hay hôn. Sau đó, nó sẽ tìm hiểu những khoảnh khắc có thể dẫn đến các tương tác trên ra sao.

    Chương trình TV The Office là nguồn cảm hứng giúp trí tuệ nhân tạo có thể dự đoán được hành động trong tương lai của con người
    Chương trình TV The Office là nguồn cảm hứng giúp trí tuệ nhân tạo có thể dự đoán được hành động trong tương lai của con người

    Sau khi trí tuệ nhân tạo "nhồi" hết đống video đó để tự trau dồi hiểu biết cho bản thân, các nhà nghiên cứu đã cho nó xem một đoạn khung hình trong video mà nó chưa từng được xem trước đó và giao nhiệm vụ cho nó dự đoán xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Trí tuệ nhân tạo đã đoán đúng hành vi tiếp theo sau khoảng 43% thời gian.

    _______

    Mặc dù con người đã trả lời đúng khoảng 71% nhưng các nhà nghiên cứu vẫn cho rằng với học vấn thô sơ như vậy thì trí tuệ nhân tạo đã làm được một điều tuyệt vời. "Ngay cả một đứa bé mới biết đi cũng được trải nghiệm nhiều hơn nó", Carl Vondrick - trưởng dự án cho biết. "Tôi cảm thấy rất hào hứng muốn biết rằng AI có thể tiến bộ như thế nào nếu chúng ta tiếp tục dạy nó bằng video", ông cho biết thêm.

    Thực chất, trí tuệ nhân tạo không hiểu được những gì con người sẽ làm trong cùng một bối cảnh. Nó phân tích các thành phần và chuyển động của điểm ảnh để xác định được hành vi. "Nó đã đưa ra kết quả của riêng mình dựa vào mối tương quan giữa các hình ảnh và hành động cuối cùng".

    Vondrick là hai trong số ba nhà khoa học đã dành tới 2 năm để nghiên cứu dự án này. Ông cho rằng, tự đào tạo có thể có ích hơn là xem những thứ được chiếu lại.

    Chẳng hạn, một phiên bản được cải tiến của hệ thống trí tuệ nhân tạo có thể được ứng dụng trong bệnh viện. Ông đề cập đến việc các máy ảnh thông minh có thể phân tích nguồn cấp video và cảnh báo nguy hiểm nếu ai đó sắp bị ngã hoặc nếu một điều gì nghiêm trọng sắp xảy ra. Khi được nhúng vào robot, trí tuệ nhân tạo còn có thể tự mình can thiệp vào những tình huống như vậy.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ