Trí tuệ nhân tạo đã vượt qua phép thử "giả vờ làm người" bằng cách cực kỳ đơn giản không ai ngờ tới

    Dink,  

    Phép thử Turing nhiều năm nay vẫn là phép thử "chuẩn" cho mọi loại trí tuệ nhân tạo.

    Phép thử Turing nổi tiếng vẫn được lưu truyền bao đời nay là một phép thử nổi tiếng để “đo đạc” trí thông minh nhân tạo. Được phát triển và đưa ra vào năm 1950, phép thử đưa ra khẳng định về việc con người có thể phân biệt đâu là người, đâu là máy qua một hệ thống liên lạc.

    Và sau hơn 60 năm, các nhà khoa học đã tìm ra được một kẽ hở để máy móc có thể lách luật trong Phép thử Turing, một trò “xưa như trong sách”: chỉ đơn giản là giữ im lặng.

    Hóa ra là việc im lặng của trí tuệ nhân tạo có thể thay đổi nhận thức của người giao tiếp ở đầu bên kia, người đó sẽ tự hỏi rằng liệu rằng những câu trả lời ấy đến từ một NGƯỜI đang xấu hổ (hay “dỗi” không trả lời) hay từ một CỖ MÁY đang hỏng không trả lời được.

    Các nhà khoa học từ Đại học Coventry tại Anh đã xem 6 kết quả từ những Phép thử Turing được tiến hành và phát hiện ra rằng khi trí tuệ nhân tạo dừng giao tiếp, nó đã gây nên sự nghi ngờ với những người đặt câu hỏi. Thông thường, việc giữ im lặng không được lập trình sẵn trong trí tuệ nhân tạo, việc này xảy ra hoàn toàn là do lỗi kĩ thuật.

    Các nhà khoa học từ Đại học Coventry của Anh đã nghiên cứu 6 kết quả từ 6 phép thử Turing khác nhau, và tìm ra rằng khi mà trí tuệ nhân tạo dừng nói, nó khiến cho người hỏi nghi ngờ nhân vật trả lời là người hay là máy. Điều thú vị là có lỗi hệ thống xảy ra khiến cho nó im lặng chứ trí tuệ nhân tạo không hề được lập trình trước.

    “Chính những người đưa ra câu hỏi ‘không chắc chắn’ rằng đó là người hay là máy, và một khi phép thử Turing được đánh giá là 'không chắc chắn' thì điều đó có nghĩa là trí tuệ nhân tạo đã thành công trong việc đánh lừa con người”, câu trả lời phỏng vấn của một trong các nhà nghiên cứu, Huma Shah.

    Nhiều người không công nhận thành công này của trí tuệ nhân tạo, bởi lẽ vẫn còn nhiều tranh cãi xoay quanh các luật lệ của phép thử Turing và ý định của ông khi đưa ra phép thử này, ông thực sự muốn “đo đạc” cái gì?

    Trong bài thử này của các nhà khoa học anh, thì đây là luật cơ bản của “trò chơi mô phỏng”, được diễn tả bởi Turing rằng: trí tuệ nhân tạo phải có khả năng “giả vờ làm người” ở một mức độ thuyết phục được người hỏi.

     Trò Chơi Mô Phỏng - Bộ phim về Alan Turing do Benedict Cumberbatch thủ vai.

    Trò Chơi Mô Phỏng - Bộ phim về Alan Turing do Benedict Cumberbatch thủ vai.

    Và chiếc máy kia đã làm được điều đó, đánh lừa con người bằng cách im lặng, dù rằng là nó hoàn toàn không có chủ đích làm vậy. Nhưng luật là luật, những giám khảo đã đưa ra câu trả lời là “không chắc chắn đây là người hay là máy”, vì vậy chiếc máy đã thành công.

    Đội ngũ nghiên cứu gợi ý rằng những hẹ thống thông minh, linh hoạt hơn có thể tự mình “giữ trật tự”, tránh việc đưa ra những câu trả lời ngu ngốc và để làm lộ bản thân. Và qua việc này, thì những phép thử Turing trong tương lai có thể chỉnh sửa đôi chút làm cho nó hoàn hảo hơn, vá lại những lỗ hổng bằng cách loại bất kì hệ thống nào từ chối đưa ra câu trả lời.

    Theo như nhà nghiên cứu Shah, Turing đã tạo ra phép thử này nhằm khuyến khích việc phát triển “một hệ thống máy móc có thể phản hồi lại một cách thuyết phục”, chứ không phải chỉ là nhưng cỗ máy cố gắng đánh lừa người thử bằng những cách không đâu. Vì vậy, kết quả của phép thử này đã không thực sự công bằng, nếu xét trên bản chất của chính bản thân phép thử Turing.

    Có lẽ rằng, giờ đã là thế kỷ 21 và chúng ta cần một phép thử Turing mới, vì suy cho cùng thì máy tính đã tiến hóa không ngừng trong chặng đường dài từ năm 1950. Chưa xét tới phương diện trí tuệ nhân tạo đã đi được nhiều bước rất xa trong vài thập kỷ qua.

    Tham khảo ScienceAlert

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ