Triết gia này cho rằng Elon Musk đã đúng khi nói ta sống trong thế giới giả lập, đây là lập luận của ông

    Dink,  

    Chỉ với vài hình ảnh dễ nhìn, bài nghiên cứu của Triết gia Nick Bostrom đã trở nên cực kì dễ hiểu. Bạn quan tâm tới vấn đề "Chúng ta có sống trong thế giới giả lập không" thì nên đọc bài biết này!

    Elon Musk nghĩ rằng gần như chắc chắn rằng chúng ta đang sống trong thế giới giả lập.

    Dễ hiểu hơn thì, chúng ta đang sống trong The Sims, một The Sims tiên tiến đến mức chúng tạo ra một sinh vật cực kì thông minh xinh đẹp, chính là chúng ta đây.

    Điều gì bạn nghĩ tới đầu tiên khi nghe tin này? Chối bỏ nó. Đúng đó, bạn cũng như tôi và cũng như một người bình thường, thường chối bỏ những thứ đi ngược lại những đức tin của bạn về thực tại. Nhưng mà biết đâu trường hợp này lại đang giống với Aristarchus, người tin rằng Trái Đất không phải là trung tâm vũ trụ, ông nêu ra điều ấy gần 2.000 năm trước Galileo.

     Trái Đất mới là trung tâm, đức tin đã tồn tại từ rất lâu nay đã được bãi bỏ.

    "Trái Đất mới là trung tâm", đức tin đã tồn tại từ rất lâu nay đã được bãi bỏ.

    Tất cả những ý tưởng này làm chúng ta đau đầu suy nghĩ về một thực tại mà chúng ta nghiễm nhiên chấp nhận là có thực này. Bản thân ta đã được nhắc nhở hàng trăm lần rằng tất cả những gì ta thấy, ta biết đều bị giới hạn bởi bộ não nhỏ bé này. Chúng ta phải tạo ra những thiết bị “mở rộng tầm mắt”, để thấy những thứ vốn được ẩn giấu, thỏa mãn cái tính tò mò nguyên thủy của con người.

    Series ảnh này sẽ đưa bạn tới một thế giới giả lập “có thể đang tồn tại ngay lúc này”, để bạn hiểu hơn về nó.

    Tin hay không, chấp nhận hay chối bỏ nó là tùy vào các bạn. Nêu ra chỉ để các bạn biết rằng có một giả thuyết rằng chúng ta đang sống trong cái thế giới ấy, để nếu đến lúc các bạn chợt nhận ra thì không bất ngờ quá, và gật gù rằng “Elon Musk đã đúng và chính chúng tôi đã cho chúng ta biết thêm về điều này rồi”.

    Triết gia Nick Bostrom tại Đại học Oxford ủng hộ giả thuyết này trong một bản nghiên cứu của ông, và những bức ảnh này sẽ giúp các bạn nghiên cứu bản nghiên cứu ấy để các bạn không phải mất công tìm tòi nghiên cứu nữa. Bắt đầu đào sâu nghiên cứu nào các nhà nghiên cứu!

    Hãy vặn ngược đồng hồ lại 40 năm

    Đầu những năm 1970, ta có trò chơi hiện đại nhất thời đại, tổ tiên của mọi trò chơi điện tử. Đó là Pong, gồm 2 hình chữ nhật và một hình tròn, lượn lờ trên màn hình máy tính.

     Tổ tiên của trò chơi điện tử - Pong.

    Tổ tiên của trò chơi điện tử - Pong.

    Tua nhanh tới năm 2000, ta có The Sims, một thế giới giả lập ta tạo cho nhân vật của mình (gọi là các Sim). Những Sim này tiếp xúc với nhau, với đồ đạc và với chính cảm xúc của từng cá nhân Sim.

    Giờ đây, ta có những bộ điều khiển tạo nên thế giới 3D, trải nghiệm nó với những HTV Vive hay Oculus Rift. Bạn đã biến thành nhân vật giả tưởng ấy, chính bản thân bạn tiếp xúc với thế giới giả lập ấy. Chúng ta đánh lừa chính bộ não mình rằng những hình ảnh kia là một thế giới thực.

     Thế giới giả lập mà ta tự tạo ra cho mình.

    Thế giới giả lập mà ta tự tạo ra cho mình.

    Với những thuật toán hiện đại, chúng ta đã có thể dự đoán thời tiết bằng hệ thống giả lập, tạo ra những phản ứng giả lập vốn có trong cơ thể người để nghiên cứu, và hàng trăm hàng ngàn thứ phức tạp khác. Trong một khoảng thời gian ngắn, ta đã có những bước nhảy vọt cực xa.

     Giả lập hệ thống dự báo thời tiết để biết mai nắng hay mưa, không hẳn là chuyện của trời nữa rồi!

    Giả lập hệ thống dự báo thời tiết để biết mai nắng hay mưa, không hẳn là "chuyện của trời" nữa rồi!

    Nhân tiện điều khiển còn đó, hãy tua tiếp thêm 10.000 năm nữa!

    Chỉ với 40 năm, ta biến giấc mơ chơi điện tử từ Pong tới một thế giới thực tại ảo ta có thể đặt chân vào. 40 năm thật nhỏ so với con số 10.000, và cứ cho như là tốc độ phát triển công nghệ của chúng ta có chậm lại vài phần đi nữa, 10.000 năm nữa ta rất có khả năng có thể tự tạo ra một chương trình giả lập cho chính bản thân mình (đấy là nếu loài người chưa bị diệt vong).

    Không phải chỉ đồ họa hay cách chơi tiên tiến hơn, mà chúng ta thậm chí có thể tạo ra môi trường giả lập cho chính não bộ chúng ta, ví dụ như nhân vật Sim của bạn biểu hiện sự “đói” của chúng vậy.

     Não bộ con người thực hiện khoảng 100.000 tỷ hành vi mỗi giây.

    Não bộ con người thực hiện khoảng 100.000 tỷ hành vi mỗi giây.

    Chúng ta có thể chạy giả lập những thứ này bởi lẽ, theo các bằng chứng khoa học, tất cả những gì tạo nên con người hiện tại đều là những quá trình vật chất. Giả dụ rằng 10.000 năm nữa ta có thể hiểu được hết tất cả những quá trình ấy và có thể tái tạo lại chúng với một hệ thống giả lập, cũng sẽ đơn giản như việc ta tạo một môi trường giả lập cho một quả bóng tròn bay đi bay lại giữa hai bên màn hình vậy

    Và kết luận rằng, chỉ trong 10.000 năm (chỉ mười nghìn năm thôi ấy mà), máy tính sẽ có thể tạo nên một môi trường giả lập cho toàn bộ thế giới này.

     Một con người giả lập, hay chính chúng ta là họ đây???

    Một con người giả lập, hay chính chúng ta là họ đây???

    Làm thế nào để có được một máy tính đủ sức mạnh để tạo nên một thế giới giả lập lớn như vậy? Ta cần một máy tính cực lớn, và giáo sư Bostrom gợi ý rằng ta có thể gửi lên một hành tinh khác những con robot tí hon có thể tự nhân bản, tự xây dựng và biến hành tinh ấy thành một máy tính khổng lồ. Công nghệ của 10.000 năm nữa cơ mà!

     Gửi đi những robot tí hon để biến một hành tinh thành máy tính khổng lồ.

    Gửi đi những robot tí hon để biến một hành tinh thành máy tính khổng lồ.

    Nếu như chúng ta có thể tạo nên hệ thống giả lập của thế giới loài người, thì những con người tương lai cũng sẽ tạo nên một thế giới giả lập cho tổ tiên của chính họ, và đó là ai? TRỜI ĐẤT ƠI ĐÓ CHÍNH TA CHÚNG TA!!!

    Được rồi bình tĩnh lại nào.

    Bởi vì giả lập lại toàn bộ lịch sử tinh thần của con người sẽ tốn có chút chút nguồn tài nguyên của những con người tương lai kia, vậy thì họ sẽ làm đi làm lại việc ấy, thậm chí hàng triệu đến hàng tỷ lần. LẠI ĐẾN LÚC HOẢNG LOẠN RỒI!

     Hàng tỉ hệ thống giả lập đang chạy cùng lúc.

    Hàng tỉ hệ thống giả lập đang chạy cùng lúc.

    Và nếu như chính người ở trong những hệ thống giả lập ấy tạo nên một thế giới giả lập của chính họ?

    Nếu như cho chạy hàng tỉ môi trường giả lập như vậy, thì chắc chắn rằng nhiều trong số đó sẽ đến được giai đoạn tạo nên một môi trường giả lập cho chính mình.

     Chính những sinh vật trong hệ thống giả lập đang tạo ra một thệ thống giả lập nữa!

    Chính những sinh vật trong hệ thống giả lập đang tạo ra một thệ thống giả lập nữa!

    Nhưng nếu chúng ta tạo ra hàng tỉ con người giả lập và có ý thức của riêng mình như vậy, vậy là chúng ta tạo ra những con người có khả năng y như mình vậy. Đồng nghĩa với việc nhận thức của ta cũng chẳng khác gì những con người được giả lập kia.

    Vậy là chúng ta rất có thể chính là những nhân vật ở trong một hệ thống giả lập …

     Và một chúa tể đang theo dõi tất cả ...

    Và một "chúa tể" đang theo dõi tất cả ...

    VẪN CÒN MỘT KHẢ NĂNG NỮA! Ta tự tiêu diệt lẫn nhau trước khi ta tạo ra thế giới giả lập cho mình.

    Đơn giản là bị tuyệt chủng thôi. Còn tại sao thì có vô vàn lý do: nóng lên toàn cầu, thiên thạch rơi, đại dịch zombie hay chính những con mèo gian trá bạn nuôi trong nhà kia sẽ đứng lên chống lại loài người. Ai mà biết được.

    Nhưng có một tương lai “đen tối” hơn. Bạn có nhớ những con robot tí hon mà Bostrom đã nhắc đến khi xây dựng một siêu máy tính ở một hành tinh khác? Đó có thể là ví dụ về việc công nghệ ta sử dụng phản lại chúng ta, những con robot ấy có tiềm năng trở thành những con vi khuẩn máy, quay lại tiêu diệt mọi sinh vật sống trên bề mặt hành tinh này.

     Chúng ta có thể bị giết chết bởi chính những robot tí hon kia.

    Chúng ta có thể bị giết chết bởi chính những robot tí hon kia.

    Hoặc đơn giản hơn, một khả năng nữa đó là: con người tương lai sẽ không tạo ra một hệ thống giả lập nào cho tổ tiên của họ cả (tức là tạo ra chúng ta đó).

    Chỉ vì họ thấy thế khá vô nhân tính, bởi lẽ họ sẽ khiến con người giả lập kia phải chịu đựng khổ sở (chịu khổ bởi cuộc đời đầy đau khổ này đó).

     Tạo ra một thế giới như vậy không nhăn văn lắm ông ơi!

    "Tạo ra một thế giới như vậy không nhăn văn lắm ông ơi!"

    Hoặc đơn giản hơn nữa, là họ không rảnh rang để tạo ra một hệ thống giả lập như vậy.

     Thế giới giả lập là cái gì, có ăn được không?

    "Thế giới giả lập là cái gì, có ăn được không?"

    Tóm gọn lại thì, cuộc tranh cãi về sự tồn tại của thế giới giả lập ta đang sống là: một trong những thứ Bostrom nêu ra kia phải là đúng.

    Có nghĩa là chúng ta sẽ tạo ra công nghệ rồi để tự hưởng thụ thôi chứ quan tâm gì tới việc tạo ra một hệ thống giả lập cho tổ tiên của mình? Hoặc là con người tự tiêu diệt mình trước khi đạt tới cái mốc đó? Hoặc là chúng ta đang sống sẵn trong một môi trường giả lập rồi.

     3 khả năng ấy làm chúng ta lo sợ ...

    3 khả năng ấy làm chúng ta lo sợ ...

    Elon Musk nghĩ rằng chúng ta gần như chắc chắn đang sống trong thế giới giả lập rồi. Bostrom chỉ nghĩ khả năng đó rơi vào khoảng 20% thôi.

    Nhưng cả hai người đều nghĩ tới những khả năng kia sẽ xảy ra.

    Bostrom đã có một đoạn cực hay trong bài nghiên cứu của mình:

    "Bên cạnh việc luận điểm này sẽ là vấn đề để tranh cãi lâu dài về những dự đoán tương lai, vẫn còn nhiều phần thưởng thú vị cho giả thiết này. Việc tranh cãi này sẽ khuyến khích việc đặt ra những câu hỏi về phương pháp luận và về lý thuyết trừu tượng, những sự giống nhau trong bản chất của các khái niệm tôn giáo khác nhau".

    Nếu như chúng ta đang ở trong một thế giới giả lập, hẳn là sẽ có một sinh vật điều khiển cao hơn cả, mạnh mẽ và quyền năng hơn cả. Có thể đó chính là phiên bản tương lai của chúng ta.

    Một câu hỏi thú vị nữa được đặt ra, rằng con người không đến từ một hệ thống giả lập thì sẽ đến từ đâu? Có thể các “chúa tể” đang điều khiển chúng ta ngay lúc này đây cũng đang thắc mắc điều tương tự. Có thể rằng họ tạo ra những hệ thống giả lập (với chúng ta ở trong) này với hy vọng rằng ai đó sẽ có thể trả lời được câu hỏi này.

    Tham khảo VOX

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ