Trong khi Alibaba đau đầu vì hàng nhái, startup được họ đầu tư đã tìm ra giải pháp cực độc

    TVD,  

    eApeiron chỉ là một startup mới thành lập hơn 1 tháng, nhưng nó có thể làm được điều mà Alibaba bất lực trong nhiều năm qua.

    Cách đây một tháng tại Miami, một startup thương mại điện tử có cái tên kỳ lạ eApeiron đã được thành lập. Ai cũng cho rằng đây chỉ là một startup bình thường, cho đến khi họ biết rằng người đứng đầu chính là Jeff Clarke và Michael Evans.

    Jeff Clarke chính là CEO của Eastman Kodak, tập đoàn tập đoàn đa quốc gia Hoa Kỳ chuyên sản xuất các sản phẩm hình ảnh và thiết bị nhiếp ảnh. Còn Michael Evans không phải là một cái tên xa lạ với ngành thương mại điện tử, bởi ông chính là Chủ tịch của Alibaba.

     eApeiron là cái tên mới nổi.

    eApeiron là cái tên mới nổi.

    2 cái tên quyền lực này đủ sức để cho thấy rằng eApeiron không chỉ là một startup thương mại điện tử thông thường. Và sự thật đúng là như vậy, bởi trong khi Alibaba vẫn còn đang đau đầu nghĩ cách chống nạn hàng giả thì chính eApeiron đã nghĩ ra một giải pháp cực độc khiến cho hàng giả và hàng nhái không còn đất sống.

    eApeiron hiện mới chỉ có 50 nhân viên, nhưng theo CEO Charles Fernandez cho biết thì tốc độ tăng trưởng của startup là rất nhanh chóng và có thể tăng gấp 3 lần doanh thu trong 2 năm tiếp theo. Hệ thống gắn thẻ EApeiron để xác định và theo dõi sản phẩm từ chuỗi cung ứng chính là công nghệ khiến rất nhiều công ty thương mại điện tử khác chú ý tới startup mới thành lập này.

    Các thẻ EApeiron giống như một loại mã vạch đặc biệt được các nhà sản xuất gắn lên những sản phẩm của mình, nhờ đó mà các nên tảng thương mại điện tử và khách hàng có thể dễ dàng biết được chất lượng và xuất xứ của các sản phẩm đó.

     Công nghệ mực vô hình sẽ là phương pháp đột phá giúp giải quyết vấn nạn hàng giả, hàng nhái.

    Công nghệ mực vô hình sẽ là phương pháp đột phá giúp giải quyết vấn nạn hàng giả, hàng nhái.

    Tuy nhiên công nghệ này đặc biệt ở chỗ nó là loại mực vô hình, mà các nhà sản xuất có thể in lên trùng với màu sắc của sản phẩm. Chỉ khi sử dụng một thiết bị đặc biệt thì mới có thể kiểm tra được các thẻ EApeiron này.

    Nếu chỉ dừng lại ở đó thì chưa có gì đặc biệt, bởi các thẻ EApeiron này còn có thể tích hợp cả định vị GPS, nhận dạng bằng tần số vô tuyến và được trang bị cả pin để giúp các tính năng này hoạt động.

    Có nghĩa là bạn có thể biết được sản phẩm đó đến từ đâu, đã đi qua những đâu và hiện tại đang ở đâu. Nhờ đó, các nền tảng thương mại điện tử cũng như khách hàng có thể biết chắc chắn một sản phẩm là hàng chính hãng hay là hàng nhái.

     Alibaba thích điều này.

    Alibaba thích điều này.

    Đội ngũ nghiên cứu của Kodak đang chịu trách nhiệm phát triển công nghệ mực in vô hình để đánh dấu các thẻ EApeiron lên sản phẩm. Với hơn 4.000 bằng sáng chế về mực in và đội ngũ 50 chuyên gian, Kodak khẳng định sẽ cải tiến loại mực in vô hình mới để nó không thể bị làm giả.

    Ngay cả khi công nghệ làm nhái có thể tạo ra những thẻ EApeiron giả, nhưng qua việc theo dõi lộ trình của sản phẩm thì chúng sẽ luôn bị phát hiện.

    Năm 2013, hàng giả và hàng nhái đã gây thiệt hại hơn 500 triệu tỷ USD. Đó là một con số khổng lồ, trong đó có tới 84% xuất xứ từ Trung Quốc. Chính vì vậy mà Alibaba đã nỗ lực hết sức mình để chống lại tệ nạn này. eApeiron có thể chính là chiếc chìa khóa vàng giúp Alibaba giải quyết vấn đề nhức nhối này.

    Tham khảo: Bloomberg

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ