Tỷ phú cũng bị mắc lừa: 6.800 đô cho mấy cái cốc nhựa, 5.300 USD cho hàng trăm hộp sushi không ai ăn

    Tấn Minh,  

    Sử dụng máy bay riêng là một trong những thú vui của giới siêu giàu, nhưng mấy ai biết đây là một ngành kinh doanh béo bở, dễ dàng "chặt chém" và lạm dụng.

    5.000 USD cho một món sushi bí ẩn. 7.000 USD cho những chiếc cốc nhựa. Và mua nhiều xăng hơn sức chứa của chiếc máy bay.

    Đó là những chiêu lừa đầy chua cay mà các tỷ phú và triệu phú đô-la thường gặp phải khi sử dụng dịch vụ máy bay riêng ngày nay. Trong thời đại của những kẻ siêu giàu, số lượng các bản báo cáo thanh toán mờ ám liên quan những chuyến công du bằng máy bay riêng cũng ngày càng tăng.

    Điều này phần nào cho chúng ta thấy cái nhìn về giới siêu giàu, cũng như những kẻ lừa đảo thời hiện đại. Những nhà điều hành xảo trá trên toàn thế giới mỗi ngày đều bỏ túi kha khá tiền, và theo họ thì khoản tiền đó cũng chỉ là phần làm tròn số nho nhỏ đối với một vị tỷ phú nào đó mà thôi. Khoảng 1/3 số người sở hữu máy bay riêng có giá trị hơn 500 triệu USD - theo một báo cáo vào năm 2018 của VistaJet và Wealth-X.

    Một số mánh lừa đảo nghe cực kỳ hoang đường. Một người sở hữu máy bay riêng bị buộc phải trả 5.300 USD cho 240 hộp sushi được phục vụ trên máy bay của ông ta, dù lúc đó máy bay chẳng có người mà ăn. Một người khác bị thu 6.800 USD cho vài chiếc cốc nhựa sau khi một nhà cung cấp thêm nhầm...hai số không vào hoá đơn. Chưa kể một khách hàng khác không hiểu chuyện gì xảy ra khi nhìn vào hoá đơn nhiên liệu ghi con số vượt quá dung tích bình xăng máy bay đến hơn...2 tấn.

    Một phần của vấn đề là số lượng thủ tục giấy tờ và hoá đơn liên quan đến công du bằng máy bay riêng. Một chuyến bay như vậy có thể cần hàng tá hoá đơn: nhiên liệu, thức ăn, giấy phép quá cảnh, phí sân bay, dịch vụ mặt đất, khách sạn cho đội bay, định vị lại chuyến bay, và bảo trì. Và mỗi chuyến đi lại khác nhau, khiến các tỷ phú toàn cầu hoá rất khó để theo dõi chi tiết mọi thứ.

    Với những tài sản phức tạp như máy bay hay du thuyền, "người ta có xu hướng không hiểu cấu trúc giá, nên nếu ai đó đặt một hoá đơn ra trước mặt họ, họ sẽ ký ngay" - Mike Brodsky, một giám đốc quản lý tại Deloitte Financial Advisory Services cho biết.

    Không rõ liệu những mánh khoé vòi tiền kia có đang trở nên thịnh hành, hay đơn giản chỉ là những vụ việc lẻ tẻ bị bóc trần trong thế giới mạng xã hội và công nghệ hiện nay. Dù không có số liệu chấm định chính xác về số tiền của giới siêu giàu bị đánh mất trắng trợ bởi lừa đảo và sự bất tài, con số có lẽ lên đến hàng tỷ USD mỗi năm.

    "Bất kỳ số liệu nào về số lượng các vụ lừa đảo với những người có giá trị siêu cao đều đã bị giảm bớt đi, bởi nhiều người sẽ không thừa nhận nó" - Brodsky nói.

    Có 21.000 máy bay phục vụ giới kinh doanh trên toàn cầu, tiêu tốn những người sở hữu khoảng 32 tỷ USD. Con số này có thể giảm khoảng 1/4 nếu mọi thứ được tối ưu hoá.

    Một người môi giới máy bay đề nghị giấu tên cho biết anh thấy bằng chứng về việc lạm thu và rằng, việc các chủ máy bay bị lừa bởi các công ty quản lý của họ là rất phổ biến.

    Tỷ phú cũng bị mắc lừa: 6.800 đô cho mấy cái cốc nhựa, 5.300 USD cho hàng trăm hộp sushi không ai ăn - Ảnh 1.

    Trên máy bay kinh doanh Bombardier Global 6000

    Một số nhà khai thác máy bay ngày nay cho biết mang đến sự minh bạch đã trở thành một điểm mấu chốt để thu hút khách hàng.

    "Mọi cuộc đàm phán của chúng tôi đều tập trung vào việc mang lại giá tốt nhất cho các người chủ sở hữu máy bay" - Bjorn Naberhuis, Phó chủ tịch phát triển kinh doanh tại Global Jet Concept cho biết, nhấn mạnh thêm rằng các khách hàng của họ có thể tìm các hoá đơn trên cổng thông tin trực tuyến của công ty và đánh giá toàn bộ chi phí. "Những người sở hữu ngày càng có kiến thức và hiểu nhiều hơn về thị trường này".

    Nhưng nỗi thất vọng vẫn bao trùm lấy ngành công nghiệp này. Một giám đốc điều hành (COO) của một công ty gia đình lớn miêu tả các công ty quản lý máy bay là "một cái ác cần thiết" và mới đây đã đổi sang một công ty mới. Công ty cũ đưa cho ông thông tin rối rắm và khó đánh giá, và thậm chí chẳng cố mang lại cho ông mức giá tốt nhất.

    "Nó là một thị trường tuyệt đối không minh bạch" - Kirill Kim, đồng sáng lập My Sky cho biết - "Bạn không thể kiểm soát bất kỳ khoản phí nào của mình cả".

    Tham khảo: Bloomberg

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ