Uber Việt Nam nói gì trước phán quyết của Châu Âu rằng: Uber chỉ là công ty Taxi thông thường?

    Kuroe,  

    Cụ thể, vào ngày 20/12 vừa qua, toà án Công lý Hội đồng Châu Âu (CJEU) đã đưa ra phán quyết rằng: "Các dịch vụ trung gian sử dụng ứng dụng di động, có thu phí, để kết nối giữa các tài xế không chuyên có phương tiện di chuyển cá nhân và những người có nhu cầu đi lại trong thành phố, về bản chất phải được coi là có liên quan đến một dịch vụ vận tải và được phân loại là ‘một dịch vụ trong lĩnh vực vận tải’ dưới hệ thống pháp luật Châu Âu.”

    Ngày 20/12 vừa qua, Toà án Công lý Hội đồng Châu Âu (CJEU) đã đưa ra phán quyết của mình về việc quản lý dịch vụ chia sẻ phương tiện (ridesharing) như sau: “Các dịch vụ trung gian sử dụng ứng dụng di động, có thu phí, để kết nối giữa các tài xế không chuyên có phương tiện di chuyển cá nhân và những người có nhu cầu đi lại trong thành phố, về bản chất phải được coi là có liên quan đến một dịch vụ vận tải và được phân loại là ‘một dịch vụ trong lĩnh vực vận tải’ dưới hệ thống pháp luật Châu Âu.”

    Phán quyết trên khiến cho nhiều người lầm tưởng rằng, dịch vụ Uber sẽ được coi như một dịch vụ vận tải, hay nói cách khác là một công ty Taxi thông thường - giống như nhiều hãng Taxi khác đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

    Tuy nhiên, theo Uber Việt Nam thì nhận định trên hoàn toàn không chính xác, do phán quyết trên của CJEU hướng đến các dịch vụ cung cấp bởi các tài xế không đăng ký kinh doanh vận tải, hay còn được biết đến dưới tên gọi dịch vụ chia sẻ phương tiện (ridesharing). Tại Việt Nam, dịch vụ Ridesharing không nằm trong khuôn khổ Đề án Thí điểm Ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng, do Bộ Giao thông Vận tải VN khởi xướng.

    Cụ thể, theo Đề án Thí điểm, mọi phương tiện sử dụng ứng dụng Uber phải là phương tiện hợp đồng, tuân thủ mọi quy định pháp luật hiện hành áp dụng cho kinh doanh vận tải bằng xe hợp đồng; theo đó, chỉ các doanh nghiệp và hợp tác xã được cấp phép kinh doanh vận tải mới được sử dụng ứng dụng Uber.

    Bản thân trong Liên minh Châu Âu EU, phán quyết nói trên cũng không áp dụng bắt buộc trên toàn thể 28 quốc gia thành viên EU, mà hướng đến các tài xế không chuyên ở Tây Ban Nha. Đối với các quốc gia khác trong EU, phán quyết này mang tính tham khảo để họ có thể điều tiết các điều kiện của nước mình cho hợp lý hơn.

    Ở Việt Nam, Uber không được cung cấp phần mềm cho lái xe không đăng ký kinh doanh vận tải (kể cả trường hợp lái xe này đã có bằng B2 - tức đủ điều kiện lái xe Taxi). Như trong Đề án Thí điểm đã nêu rõ, Uber chỉ được cung cấp dịch vụ cho Doanh nghiệp hoặc HTX đã được cấp phép kinh doanh vận tải; nếu hộ KD cá thể được cấp phép vận tải cũng không được tham gia thí điểm. Điều này đồng nghĩa với việc, kể cả cá nhân có Giấy phép lái xe hạng B2 nhưng không thuộc Doanh nghiệp hoặc HTX kinh doanh vận tải thì không được phép kết nối với Uber để vận tải hành khách theo dạng hợp đồng điện tử. Nên nếu so với quy định của EU nêu ra thì Việt Nam quy định chặt chẽ hơn nhiều.

    Tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, đã có nhiều quốc gia điển hình triển khai những chính sách tiến bộ cho việc quản lý dịch vụ chia sẻ phương tiện, chẳng hạn như Úc, Malaysia, Singapore và Indonesia. Tại Malaysia, Uber được công nhận là một “dịch vụ trung gian“, nghĩa là một công ty hỗ trợ việc tổ chức, đặt chỗ hoặc giao dịch thanh toán. Còn tại Singapore, Uber là một “nhà điều hành dịch vụ đặt xe cá nhân“; hay tại Đài Loan, là “nền tảng tìm kiếm khách hàng".

    Mặc dù Uber triển khai cùng một công nghệ trên khắp thế giới, các quy định về Uber nói riêng và quản lý dịch vụ chia sẻ phương tiện nói chung có nhiều khác biệt tại mỗi quốc gia. Theo đại diện của Uber, hãng luôn tuân thủ theo khung pháp lý riêng của Chính phủ và Cơ quan quản lý tại quốc gia sở tại.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ