Bạn có hình dung lượng rác thải khổng lồ đó sẽ gây tác hại như thế nào với môi trường không?

Một nghiên cứu do WEEE Forum, Hiệp hội bao gồm 46 tổ chức độc lập ước tính lượng rác thải điện tử chưa được xử lý của toàn thế giới năm 2021 là 57 triệu tấn, tức là còn lớn hơn cả tổng cân nặng Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc. Hiệp hội Hóa học Hoàng gia cho rằng thế giới giờ đây cần tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu từ chính đống rác thải điện tử đó, thay vì đào bới trên Trái Đất. Những bất ổn chính trị, căng thẳng chiến sự trên toàn thế giới góp phần làm trầm trọng hơn vấn đề thiếu hụt nguồn nguyên vật liệu đá quý, khoáng sản. Giá lithium - nguyên liệu quan trọng trong sản xuất pin điện tử đã tăng giá tới 5 lần chỉ trong 1 năm. Một vài loại nguyên liệu cốt lõi trong việc sản xuất các thiết bị điện tử chuẩn bị cạn kiệt.

Vạn lý Trường Thành 57 triệu tấn rác thải điện tử là lý do chúng ta cần phát triển bền vững - Ảnh 1.

Vạn lý Trường Thành 57 triệu tấn rác thải điện tử là lý do chúng ta cần phát triển bền vững - Ảnh 2.

Lượng rác thải điện tử cứ mỗi năm lại tăng thêm 2 triệu tấn. Trong khi đó, chỉ có chưa tới 20% được thu thập và tái chế. Giáo sư Tom Weltom, chủ tịch Hiệp hội Hóa học Hoàng gia cho rằng: "Chúng ta cần chính phủ quan tâm chú ý tới hạ tầng cơ sở dùng cho việc tái chế và những tập đoàn công nghệ cần đầu tư nhiều hơn cho vấn đề sản xuất để duy trì sự bền vững".

Vạn lý Trường Thành 57 triệu tấn rác thải điện tử là lý do chúng ta cần phát triển bền vững - Ảnh 3.

Để nói suông thì không khó, hầu như công ty nào cũng tuyên bố họ ủng hộ các vấn đề về môi trường nhưng trên thực tế, theo nghiên cứu từ Boston Consulting Group (BCG) - một tổ chức nghiên cứu độc lập thì chỉ có 1 trong 5 công ty được hỏi sẵn lòng làm theo những gì họ tuyên bố về vấn đề bảo vệ môi trường, duy trì sự bảo tồn bền vững. Để hiểu vì sao thì thực ra lại rất đơn giản, một công ty muốn "bảo vệ môi trường, duy trì sự bền vững" sẽ phải hy sinh rất nhiều về doanh thu lẫn lợi nhuận để có thể đạt được mục tiêu này.

Muốn bảo vệ môi trường, các công ty phải sẵn lòng thay đổi cách sản xuất, đóng gói bao bì sản phẩm truyền thống. Điều này đồng nghĩa bạn phải nâng cấp, thay mới toàn bộ dây chuyền sản xuất đang có của mình để có thể đáp ứng các tiêu chuẩn "xanh". Bên cạnh dây chuyền sản xuất, chuỗi cung ứng logistics cũng phải đảm bảo tiêu chuẩn "xanh" bằng cách sử dụng các nguồn năng lượng sạch, giảm phát thải vào môi trường, đồng thời thay thế các mẫu phương tiện vận chuyển bằng cách mẫu không phát thải như sử dụng điện tái tạo hay năng lượng hydrogen.

Vạn lý Trường Thành 57 triệu tấn rác thải điện tử là lý do chúng ta cần phát triển bền vững - Ảnh 4.

Thêm vào đó, việc giảm thải lượng rác thải điện tử yêu cầu khả năng tái chế ở mức cao nhất, nếu không thể làm được điều này thì các công ty chỉ còn một cách: kéo dài vòng đời sản phẩm để người tiêu dùng ít phải nâng cấp, thay mới đồ điện tử cũ của mình.

Tất cả những vấn đề này rõ ràng sẽ kéo theo sự suy giảm về mặt doanh thu và lợi nhuận lâu dài, trong khi khiến chi phí sản xuất tăng vọt, mang lại khó khăn cho doanh nghiệp về lâu dài. Kể cả với những công ty có tiềm lực thì đây vẫn là một vấn đề nan giải.

Vạn lý Trường Thành 57 triệu tấn rác thải điện tử là lý do chúng ta cần phát triển bền vững - Ảnh 5.

BCG ghi dấu Samsung là 1 trong những tập đoàn hàng đầu thế giới đề cao vai trò của việc bảo vệ môi trường, chống lại biến đổi khí hậu và nỗ lực duy trì sự phát triển bền vững. Điều đáng chú ý nhất là lộ trình kéo dài từ năm 2022 đến năm 2050, Samsung sẽ đạt mục tiêu Net Zero (nghĩa là không phát thải khí CO2 ra môi trường). Đây là tuyên bố dũng cảm và vô cùng thách thức với tập đoàn đang nắm trong tay thị phần TV, đồ gia dụng, chất bán dẫn số 1 thế giới này.

Vạn lý Trường Thành 57 triệu tấn rác thải điện tử là lý do chúng ta cần phát triển bền vững - Ảnh 6.

Hành trình thay đổi này được dự báo là sẽ vô cùng khó khăn và tốn kém. Thế nhưng Samsung là tập đoàn hiếm hoi đủ "lực" để làm điều đó. Chỉ tính riêng quý 3/2022, doanh thu của tập đoàn này lên tới 54,1 tỷ USD, tăng trưởng 4% so với quý cùng kỳ năm 2021. Không chỉ thành công về mặt kinh doanh, thương hiệu Samsung cũng chiếm được sự tin tưởng của người tiêu dùng trên toàn thế giới. Cho đến nay, đây vẫn là tập đoàn chiếm vị trí số 1 trong lĩnh vực sản xuất TV với 31,5% thị phần. Điều đáng nói năm 2022 đánh dấu năm thứ 16 tập đoàn này giữ vững vị trí số 1 trong việc sản xuất TV theo thống kê từ Statista. Trong lĩnh vực sản xuất các thiết bị gia dụng, Samsung chinh phục thị trường khó tính bậc nhất thế giới là Mỹ khi đứng top 1 trong 4 năm liên tiếp với 20,5% thị phần (theo thống kê của Traqline).

Vạn lý Trường Thành 57 triệu tấn rác thải điện tử là lý do chúng ta cần phát triển bền vững - Ảnh 7.

Bên cạnh việc thay đổi mạnh mẽ để hướng tới mức phát thải 0% vào năm 2050, Samsung đã nhanh chóng thực hiện những thay đổi mang tính quyết định nhằm giảm thiểu những tác động của môi trường do sản xuất thiết bị điện tử. Hiểu được nguồn gốc sâu xa của ô nhiễm môi trường phần nhiều đến từ các tác động do sản xuất năng lượng gây nên, cũng như các vấn đề ô nhiễm không khí chủ yếu đến từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, Samsung đề cao tính năng tiết kiệm điện trên tất cả các sản phẩm của mình.

Vạn lý Trường Thành 57 triệu tấn rác thải điện tử là lý do chúng ta cần phát triển bền vững - Ảnh 8.

Các mẫu máy giặt sử dụng động cơ nén Digital Inverter của Samsung được cải tiến mạnh mẽ để có thể đạt mức tiết kiệm từ 30 -> 50% điện trong mỗi lần giặt. Được biết công nghệ này đã được Samsung phát triển trong 25 năm qua, được viện Verband Deutscher Elektrotechniker (VDE) thử nghiệm qua 4000 chu kỳ để đảm bảo chất lượng và độ an toàn. Công nghệ này hoạt động theo cơ chế biến tần nên có khả năng điều chỉnh nguồn điện thông minh theo điều kiện hoạt động, từ đó chuyển đổi linh hoạt giữa chế độ hiệu suất cao và tiết kiệm năng lượng thay vì chỉ có 2 trạng thái bật và tắt như thiết bị truyền thống, tiết kiệm lượng điện phải sử dụng.

Vạn lý Trường Thành 57 triệu tấn rác thải điện tử là lý do chúng ta cần phát triển bền vững - Ảnh 9.

Không chỉ có máy giặt, các mẫu điều hòa không khí trung tâm VRF thế hệ mới DVM S2 mới ra mắt của Samsung cũng gây ấn tượng với hiệu suất năng lượng cao hơn từ 11% đến 20% so với phiên bản cũ. Trong khi đó, cải tiến công nghệ từ Samsung trên DVM S2 còn có thể kiểm soát được môi chất lạnh và phân tích tình trạng lắp đặt, cho phép sử dụng ống dẫn chất môi chất lỏng nhỏ hơn, giúp giảm 30% lượng môi chất làm lạnh bổ sung được sử dụng trong quá trình lắp đặt so với thiết bị trước đây. Ưu điểm này cho phép Samsung DVM S2 gia tăng hiệu quả bảo vệ môi trường và con người khỏi những thiệt hại do biến đổi khí hậu nghiêm trọng gây ra.

Đề cao tính năng tiết kiệm điện là chưa đủ, Samsung hướng tới mục tiêu "xanh hóa" các mẫu bao bì sản phẩm của mình. Năm ngoái, tất cả các bao bì TV Samsung đều sử dụng vật liệu tái chế. Đến năm 2022, Samsung còn mở rộng việc sử dụng các vật liệu tái chế bao gồm cả bao bì bên trong hộp gồm xốp, hộp đựng và túi nhựa. Công ty cũng đã công bố mở rộng chương trình Bao bì Sinh thái (Eco-packaging) từng đạt giải thưởng ra toàn cầu. Người dùng có thể tái chế hộp carton thành nhà cho thú cưng, phụ kiện và các vật dụng nội thất hữu ích khác, kỳ vọng sẽ mở rộng sang thiết bị gia dụng như máy hút bụi, lò vi sóng, máy lọc không khí…

Vạn lý Trường Thành 57 triệu tấn rác thải điện tử là lý do chúng ta cần phát triển bền vững - Ảnh 10.

Đến cả vật liệu sản xuất các thiết bị điện tử cũng trở thành ưu tiên hàng đầu. Năm nay, Samsung giới thiệu mẫu màn hình ViewFinity S8 với hiệu suất tiết kiệm điện cao hơn các mẫu khác 10% trong khi vẫn đảm bảo chất lượng hiển thị, độ bền ấn tượng. Nhưng quan trọng hơn, mẫu màn hình này được sản xuất từ rác thải đại dương - loại vật liệu tái chế thực sự "xanh" với môi trường.

Vạn lý Trường Thành 57 triệu tấn rác thải điện tử là lý do chúng ta cần phát triển bền vững - Ảnh 11.

Như đã đề cập ở trên, bên cạnh việc sản xuất từ các nguồn nguyên liệu "xanh, sạch", doanh nghiệp còn phải tìm cách hướng tới việc kéo dài vòng đời sản phẩm nhằm giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường. Tuy nhiên điều này đã được chứng minh sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận về lâu dài do người tiêu dùng không còn muốn nâng cấp, thay thế sản phẩm nữa. Rõ ràng với những chiếc máy giặt có độ bền vô cùng ấn tượng, bảo hành động cơ lên tới 20 năm như các mẫu Digital Inverter của Samsung, chúng ta không còn quá mặn mà với việc nâng cấp máy giặt nữa.

Thế nhưng Samsung đã tìm ra cách để người tiêu dùng vẫn có thể nâng cấp sản phẩm mà không cần phải thay mới các mẫu máy cũ. Hãy nhìn vào chiếc tủ lạnh dạng module độc nhất vô nhị trên thế giới Bespoke. Khi còn độc thân, bạn có thể chọn các mẫu tủ nhỏ gọn nhưng khi lập gia đình, thêm người, bạn không cần phải thay thế chúng nữa mà có thể nâng cấp, lắp thêm các module tủ lạnh khác để đáp ứng nhu cầu nhiều người trong gia đình cùng sử dụng. Đây được coi là phát kiến vô cùng thông minh và tiết kiệm, đã giành giải thưởng danh giá tại Hội chợ điện tử lớn nhất thế giới CES 2022 và CES 2023.

Vạn lý Trường Thành 57 triệu tấn rác thải điện tử là lý do chúng ta cần phát triển bền vững - Ảnh 12.

Những nỗ lực trong phát triển, thiết kế sản phẩm như vậy là cần thiết để chúng ta không còn lệ thuộc vào nguồn tài nguyên có hạn trên Trái Đất nữa. Theo bà Elizabeth Ratcliffe từ Hiệp hội Hóa học Hoàng gia, chúng ta trong thực tế đang "trữ hàng vô số các loại kim loại quý giá trong nhà của mình mà không biết". Vì thế, "phát triển bền vững" bằng cách sử dụng các mẫu thiết bị tiết kiệm điện, có độ bền cao để dùng lâu dài cũng là cách để mỗi cá nhân góp sức vào việc bảo vệ môi trường trên thế giới.

Bản thân người tiêu dùng không thể tự làm điều đó một mình, rõ ràng chúng ta cần những tấm gương, những người tiên phong sẵn sàng hy sinh đi trước, tạo nên sự thay đổi cần thiết. Và Samsung đang chứng tỏ mình lãnh xướng vai trò ấy tốt như thế nào.