Vào ngày 21 tháng Bảy năm 2019, Bé Tỏi - con mèo nhân bản đầu tiên của Trung Quốc ra đời

    Dink,  

    Nỗi niềm xót thương cho người bạn bé bỏng đã thôi thúc Huang Yu đưa ra quyết định lạ lùng.

    Bé Tỏi, con mèo hai năm tuổi yêu quý của anh Huang Yu mới qua đời hồi tháng Giêng. Anh chôn cất nó ở vườn nhà, khóc mãi không hết nước mắt. Và sự đau đớn đã thôi thúc anh làm điều không tưởng: “không thứ gì thay thế được Bé Tỏi cả”, anh vừa nghĩ vừa lấy thi hài con mèo lên khỏi mặt đất, đưa con mèo vào tủ đá, mong một ngày nào đó khoa học sẽ đủ tiên tiến cho phép Bé Tỏi lại quay về vòng tay anh.

    Mất hơn nửa năm và 35.000 USD, anh có lại được Bé Tỏi. Huang Yu liên lạc với phòng thí nghiệm Sinogene đặt tại Bắc Kinh, nơi đã liên tục nghiên cứu lĩnh vực nhân bản thú cưng từ năm 2015 đến nay, để “hồi sinh” Bé Tỏi. 

    Theo tờ New York Times đưa tin, Sinogene đã làm được điều kỳ diệu: Bé Tỏi phiên bản 2 đã chính thức trở thành con mèo nhân bản đầu tiên trên đất Trung Quốc. Đây lại là một bằng chứng nữa cho thấy khả năng của ngành sinh học Trung Quốc và những gì họ có thể làm trong tương lai.

    Và còn một khía cạnh nữa: nhân bản thú cưng có thể biến thành một ngành hoàn toàn mới. Chưa nơi nào nhân bản chó mèo rộng rãi, nhưng mọi chuyện có thể sẽ khác nơi đất Trung Hoa: người dân nơi đây thích thú cưng vô cùng. Thực tế, giá trị thị trường vật nuôi trong nhà tại Trung Quốc năm 2019 đạt ngưỡng 28,2 tỷ. Hiện tại, người Trung Quốc sở hữu 55 triệu con chó và 44 triệu con mèo, và nhu cầu nuôi mèo đang ngày một cao hơn.

    Bé Tỏi là viên gạch đầu tiên xây nên một đế chế nhân bản chó mèo.

    Vào ngày 21 tháng Bảy năm 2019, Bé Tỏi - con mèo nhân bản đầu tiên của Trung Quốc ra đời - Ảnh 1.

    Bé Tỏi phiên bản 2, ra đời ngày 21 tháng Bảy.

    Mi Jidong, CEO của Sinogen nói rằng họ quyết định dấn thân vào ngành đầy rủi ro này sau một bài khảo sát được thực hiện năm 2015, khi mà đa số người trong 1000 cá nhân được hỏi đồng ý rằng việc nhân bản chó mèo là cần thiết trước thực trạng nhu cầu quá cao; vậy là Sinogen xác nhận được “cầu” tồn tại, họ quyết tâm trở thành “cung”.

    Sinogen xuất hiện trong thời đại bùng nổ các dự án chỉnh sửa gen tại Trung Quốc. Tính từ thời điểm con dê cái nhân bản đầu tiên xuất hiện vào năm 2000, đất nước Trung Hoa đã chứng kiến sự xuất hiện của linh trưởng nhân bản, chó siêu khỏe. Năm ngoái, họ khiến thế giới sững sờ trước công bố thành công trong việc “tạo ra” hai bé gái được chỉnh sửa gen.

    Việc nhân bản thú vật không được chào đón mọi nơi, nhưng Trung Quốc không đặt nặng vấn đề luật pháp lên những sản phẩm được chỉnh sửa gen.

    Vào ngày 21 tháng Bảy năm 2019, Bé Tỏi - con mèo nhân bản đầu tiên của Trung Quốc ra đời - Ảnh 2.

    Ông Mi Jidong.

    Nó giải quyết được vấn đề tinh thần cho người chủ cũ của con vật và khiến họ hạnh phúc hơn. Bên cạnh đó, người dân cũng có nhu cầu. Vậy thì có gì sai?”, giáo sư Wang Chuduan tới từ Đại học Nông nghiệp Trung Hoa cho hay.

    Sinogene hiển nhiên không dừng lại tại đó. Họ dự định tiếp nối thành công của Bé Tỏi bằng một con ngựa nhân bản, và tương lai xa, gấu trúc và những động vật quý hiếm khác cũng sẽ được nhân bản.

    Khó khăn không chỉ nằm tại công nghệ nhân bản động vật, mà còn ở việc con người và tự nhiên có chào đón những sinh vật này hay không. Nhiều người chỉ trích hành vi nhân bản, cho rằng tiền nên để đầu tư vào việc bảo tồn những con vật đang bên bờ tuyệt chủng thì hơn.

    Vào ngày 21 tháng Bảy năm 2019, Bé Tỏi - con mèo nhân bản đầu tiên của Trung Quốc ra đời - Ảnh 3.

    Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đang cân Tỏi.

    Nhưng dù thế, ta cũng phải muôn phần ấn tượng với những gì người Trung Quốc đã làm được. Để nhân bản được Bé Tỏi, các nhà khoa học đưa tế bào da của Tỏi nguyên bản vào trứng của một con mèo khác. Sau khi truyền điện vào trứng, 40 phôi nhân bản được đưa vào 4 con mèo cái. Trong số ba con mèo mang thai thành công, chỉ có một con duy nhất tránh được tình trạng sảy thai. Bé Tỏi 2.0 ra đời vào ngày 21 tháng Bảy.

    Dù chưa có nhà khoa học ngoài Trung Hoa nào tiến hành phân tích Bé Tỏi, nhưng nhà khoa học dẫn dắt dự án cho Sinogene, Lai Liangxue đã đăng tải báo cáo nghiên cứu trên hai tạp chí nổi tiếng, Nature và Science.

    Trong ảnh, có thể thấy hai “củ” Tỏi có vẻ ngoài khác nhau. Sinogene cũng nói rằng các bản sao có thể có những khác biệt nhất định về màu lông à màu mắt, tuy nhiên thử nghiệm cho thấy ADN của hai phiên bản mèo trùng khớp hoàn toàn.

    Vào ngày 21 tháng Bảy năm 2019, Bé Tỏi - con mèo nhân bản đầu tiên của Trung Quốc ra đời - Ảnh 4.

    Tỏi v1.0

    Vào ngày 21 tháng Bảy năm 2019, Bé Tỏi - con mèo nhân bản đầu tiên của Trung Quốc ra đời - Ảnh 5.

    Tỏi v2.0

    Sẽ là dối lòng nếu tôi nói rằng mình thỏa mãn với kết quả cuối cùng. Thế nhưng tôi sẵn sàng chấp nhận rằng công nghệ này vẫn còn những hạn chế nhất định”, anh Huang Yu chia sẻ.

    Trong buổi ra mắt Bé Tỏi với công chúng hồi tháng Tám, ông Mi Jodong nói rằng ông đang tính tới chuyện sử dụng trí tuệ nhân tạo để cấy ký ức của con mèo nguyên bản vào trong con mèo nhân bảo. Dù đây sẽ không phải mục tiêu chính của Sinogene, nhưng công nghệ hiện đại sẽ có thể biến nó thành sự thực.

    Đây là một cách hay để mường tượng ra thế giới tương lai đấy chứ”, CEO của Sinogene nói.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ