Hiểu nôm na, đồng cảm là trạng thái tâm lý mà ở đó bạn hướng suy nghĩ của mình theo góc nhìn của người khác để thấu hiểu cảm xúc của họ. Vậy đồng cảm mang lại những lợi thế cạnh tranh gì trong kinh doanh? Hãy cùng tham khảo 4 điều sau đây nhé!
Cập nhật các tin tuyển dụng mới nhất tại website tuyển dụng, tìm kiếm việc làm trực tuyến Careerlink.
Tăng doanh thu, sự trung thành của khách hàng
Mỗi nhân viên bán hàng có kỹ năng đều biết rằng chìa khóa để "chốt sale" là dự đoán được nhu cầu của khách hàng và thể hiện cách sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn phù hợp nhất với nhu cầu của họ. Thực sự hiểu nhu cầu của khách hàng có nghĩa là biết được nỗi sợ hãi, mong muốn, điều họ quan tâm nhất... Nếu nhóm bán hàng của doanh nghiệp không hiểu rõ cuộc sống của khách hàng, thì làm sao bạn có thể mong đợi họ giải thích cách sản phẩm hay dịch vụ của bạn phù hợp với khách hàng như thế nào? Theo chia sẻ từ Trưởng phòng Tư vấn Tuyển dụng CareerLink đây chính là sức mạnh của sự đồng cảm trong kinh doanh.
Vượt ra ngoài lợi ích về doanh số bán hàng, một giá trị khác mà sự đồng cảm mang lại cho doanh nghiệp là sự trung thành của khách hàng và sự nhiệt tình của họ trong việc giới thiệu sản phẩm hay dịch vụ cho những người thân quen. Vì vậy, để biến khách hàng thành "người hâm mộ" hãy đảm bảo suy nghĩ thấu cảm luôn hiện hữu trong văn hóa của toàn bộ doanh nghiệp từ dịch vụ khách hàng đến phòng kế toán.
Tăng lợi thế cạnh tranh và nâng tầm thương hiệu
Sự đồng cảm không đơn thuần là nền tảng để xây dựng một doanh nghiệp mà nó còn là cách để thích nghi trong thị trường luôn thay đổi. Nếu không có nó, thật dễ dàng để tiếp tục những gì bạn đang làm mà không cần hỏi rằng liệu thái độ của khách hàng có đang thay đổi một cách thầm lặng hay không. Trong khi mọi thứ đang chuyển động thì bạn vẫn dậm chân tại chỗ do không có sự hiểu thấu về khách hàng thì doanh nghiệp sẽ sớm lạc hậu và mất lợi thế cạnh tranh.
Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng thật không dễ dàng, nó đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc và dài hơi. Tuy nhiên, một doanh nghiệp có sự đồng cảm sẽ luôn có cách để vượt qua thử thách đang gặp phải. Khi đứng ở vị trí của khách hàng và nhìn thế giới từ quan điểm của họ, bạn sẽ thấu hiểu, đáp ứng đúng nhu cầu và dễ dàng duy trì vị thế cạnh tranh trong thời gian dài.
Tăng năng suất công việc và đổi mới sáng tạo
Khi khách hàng cảm nhận công ty của bạn có sự thấu hiểu, bạn sẽ thấy doanh thu tăng lên nhưng còn nhiều điều hơn nữa. Các nghiên cứu cho thấy rằng các ý tưởng độc đáo quan trọng nhất thường đến từ nhóm các nhân viên có nhiều kỹ năng bao gồm rộng lượng, tò mò với ý tưởng của người khác, thông minh cảm xúc và đồng cảm. Các đội nhóm này có thể không có những thành viên tài giỏi nhưng khi nhân viên cảm thấy tự tin lên tiếng và biết họ được lắng nghe, những ý tưởng tuyệt vời sẽ được sinh ra. Điều này sẽ giúp tăng năng suất công việc và doanh nghiệp ngày càng đổi mới.
Tăng sự kết nối và hợp tác
Nếu các nhà quản lý và nhân viên thể hiện sự thấu hiểu và sẵn sàng hành động từ bi đối với người người thì chắc rằng công ty có nền văn hóa khuyến khích sự đồng cảm và chính điều này sẽ thu hút các cá nhân gắn bó lâu hơn với doanh nghiệp, đồng thời giữ tinh thần của họ luôn ở trạng thái tích cực.
Những gì một nhân viên tài năng đòi hỏi là họ muốn tiếng nói của họ được lắng nghe. Đây là tin xấu đối với các công ty không quan tâm đến văn hóa công ty khi họ hướng tới sự tăng trưởng trong tương lai. May mắn thay, chỉ với một thay đổi nhỏ hướng tới việc cải thiện sự đồng cảm trong văn hóa có thể tạo nên sự khác biệt rất lớn.
Trên đây là những lí do khiến bạn xây dựng thói quen thể hiện sự đồng cảm đối với những người xung quanh ở môi trường làm việc căng thẳng, áp lực.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
CEO Nvidia nuối tiếc vì từ chối khoản vay của tỷ phú Masayoshi Son để tự thâu tóm chính công ty mình
Masayoshi Son, tỷ phú Nhật Bản và nhà sáng lập Softbank, từng đề nghị giúp Huang mua lại Nvidia.
Người dùng YouTube Premium bức xúc vì vẫn thấy quảng cáo, YouTube đáp trả: 'Không thể nào!'