Vì sao EU quyết truy đuổi Google mà không phải Apple?

    PV,  

    EU không muốn Google phát huy thế độc quyền từ thị trường tìm kiếm Internet sang lĩnh vực di động.

    Ngày 20/4/2016, Ủy ban Châu Âu (EC) thông báo cuộc điều tra Android kéo dài cho thấy Google có thể đã vi phạm luật chống độc quyền của Liên minh Châu Âu (EU). Ủy ban đã phát đi tuyên bố phản đối tới Google và công ty mẹ Alphabet, mở cuộc điều tra chống độc quyền chính thức cùng với đưa ra thông báo công khai về những gì đang xảy ra.

    EU tin rằng Google đang nắm vị trí thống trị tại 3 thị trường có liên quan và đang lạm dụng điều đó để bóp méo cạnh tranh. EU tuyên bố Google hạn chế quyền truy cập các lĩnh vực quan trọng của hệ sinh thái Android thông qua buộc các nhà sản xuất điện thoại phải cài đặt Google Search và ứng dụng Chrome. EU cũng tố Google ngăn không cho họ sản xuất thiết bị chạy hệ điều hành dựa trên nền Android. Cuối cùng, EU tin Google đã trả tiền bất hợp pháp cho nhà sản xuất và nhà mạng để tải sẵn Google Search.

    EU cố quản lý thị trường tìm kiếm nói chung, đồng thời gây ra tranh luận về tính mở của thị trường hệ điều hành.Google tranh luận Android là nguồn mở và bất kỳ ai cũng có thể xây dựng phiên bản Android mà họ muốn. Google khẳng định hệ sinh thái Android cho mọi người tùy ý cạnh tranh, không như thế giới của Apple, nơi không có một chút cạnh tranh nào cả.

    Vì sao EU truy đuổi Google thay vì Apple?

    Hãy bắt đầu với mảng tìm kiếm để hiểu sâu về điều này. Tháng 5/2010, EU thông báo đang điều tra hoạt động của Google trong mảng tìm kiếm trực tuyến vì họ tin rằng Google đang ưu tiên website của mình thay vì của các đối thủ như Yelp. Cuộc điều tra diễn ra trong hơn 5 năm và Google phải đưa ra nhiều phương án dàn xếp.

    Đến tháng 4/2015, EU tuyên bố cuối cùng cũng đâm đơn kiện chính thức Google, nhưng phạm vi hẹp hơn nhiều so với cuộc điều tra nưam 2010, chỉ trong mảng mua sắm. Cùng lúc này, EU làm rõ rằng vẫn đang điều tra hành vi tìm kiếm của Google.

    Trong vụ việc với Android, châu Âu muốn kiểm soát nỗ lực của Google khi chuyển quyền lực từ desktop sang di động và muốn thiết lập tiêu chuẩn cạnh tranh cho thị trường. Như vậy, EU muốn hướng đến 2 mục tiêu: vừa xử lý được vấn đề tìm kiếm (đặt ra năm 2010), vừa củng cố lại cạnh tranh trên thị trường nền tảng di động nơi thị phần Android đang vượt xa Apple.

    Tuyên bố Android là nguồn mở của Google đúng nhưng cũng gây tranh luận. Nhiều phần của phần mềm là nguồn mở miễn phí nhưng một số chi tiết trong phần mềm cốt lõi lại là độc quyền. Mã trong phần nguồn mở của Android về cơ bản không cung cấp tất cả chức năng bạn muốn có trên di động. Cách tiếp cận này là một cách để cơ cấu lại sự cạnh tranh. Tuy nhiên, EU cho rằng điều đó là chưa đủ và thực tế xuất hiện cạnh tranh không đồng nghĩa với việc một doanh nghiệp ở vị thế thống trị không phải đối tượng bị điều tra độc quyền. Lạm dụng độc quyền là hành vi bị cấm trong luật chống độc quyền cuẩ châu Âu, trong khi theo quan điểm của EU, Google đang thống trị 3 thị trường khác biệt đó là “dịch vụ tìm kiếm Internet nói chung, cấp phép sử dụng hệ điều hành di động và kho ứng dụng cho Android”. Khi Google yêu cầu các nhà sản xuất cài đặt Google Search và Chrome nếu muốn tải sẵn Google Play, EU tin rằng đó là hành vi lạm dụng của Google nhằm mở rộng vị trí thống trị từ desktop sang di động.

    Phản ứng của EU không có gì bất ngờ khi các quan chức đều muốn bảo đảm cạnh tranh công bằng và ngăn cản một doanh nghiệp độc quyền lạm dụng sức mạnh của mình để làm méo mó cạnh tranh tại các thị trường có liên quan. Một doanh nghiệp muốn mượn sản phẩm mạnh để nâng đỡ các sản phẩm khác phải hiểu rằng họ sẽ khiến các tổ chức chống độc quyền chú ý.

    EU cũng luôn tin rằng Google đang hạn chế sự cạnh tranh trực tiếp hơn. Cáo buộc thứ 2 của EU là Google nhấn mạnh các doanh nghiệp phải ký “thỏa thuận chống phân mảnh” nếu họ muốn cài trước ứng dụng độc quyền của Google. Thỏa thuận dường như muốn ngăn chặn đối tác bán thiết bị chạy Android fork. Chúng ta luôn tranh luận về số lượng các nền tảng Android bao nhiêu là đủ, nhưng nhìn từ góc độ cạnh tranh, câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có muốn một doanh nghiệp quyết định tất cả hay không.

    Nói về sự phân mảnh, EU từng xử lý vụ tương tự trước đó. Năm 2004, EU buộc Microsoft phải tung ra các phiên bản Windows có và không có Windows Media Player nhằm tạo cạnh tranh lớn hơn trên thị trường phần mềm phát nhạc và ngăn chặn Microsoft phát huy thế mạnh độc quyền từ desktop sang giải trí. EU nghiêng về phân mảnh ngay cả khi biết điều đó khiến mọi thứ đắt đỏ hơn.

    Sau tất cả, người đứng ngoài mớ bòng bong này là Apple. Apple trở thành Apple của ngày hôm nay là nhờ iPod và iPad, không phải vì những gì EU đã quản trên thị trường phần mềm giải trí. Trong iOS, Apple chính là người quyết định cạnh tranh bao nhiêu là đủ. Vì vậy, ít nhất đến thời điểm hiện tại, EU không cho thấy mong muốn đi sâu vào hệ sinh thái của Apple. Ý chí truy đuổi Google đến cùng rõ ràng phản ánh nỗ lực quản mảng tìm kiếm cốt lõi của Google và có lẽ là cả niềm tin của EU rằng nếu nhìn vào con số điện thoại Android bán ra, Google thực chất là mục tiêu lớn hơn Apple.

    Tham khảo: ictnews

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày