Vì sao Mark Zuckerberg mang tham vọng “giết chết“ smartphone?

    Nam Le,  

    CEO của Facebook cho rằng trong tương lai, smartphone sẽ nhường chỗ cho công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR).

    Để hiểu được tại sao Mark Zuckerberg rất tâm huyết với việc “giết chết” smartphone, hãy cùng xem lại lời phân trần của vị CEO này tại một phiên tòa ở Dallas hồi năm ngoái.

    Zuckerberg có mặt tại phiên toà này để làm chứng cho Oculus, công ty mà Facebook chi 2 tỉ USD để mua lại vào năm 2014 trong vụ kiện với Zenimax, nhà sản xuất game nổi tiếng cho các nền tảng như PC, Mac và console.

     Mark Zuckerberg trên đường đến tòa án tại Dallas

    Mark Zuckerberg trên đường đến tòa án tại Dallas

    Tại đây, Zuckerberg được yêu cầu giải thích thêm về việc tại sao Facebook không tham gia vào cuộc đua smartphone. Facebook được thành lập vào 2004, thời điểm mà smartphone đang tạo ra một làn sóng mới trong giới công nghệ.

    “Chính vì thời điểm được thành lập, Facebook quyết định không theo đuổi việc phát triển hệ điều hành và smartphone. Các công ty như Google và Apple đã làm điều này trước chúng tôi. Ở một khía cạnh nào đó, điều này ngăn cản chúng tôi đem lại trải nghiệm tốt nhất tới người dùng.” - Mark Zuckerberg phát biểu trước tòa

    Đây là những gì mà Zuckerberg muốn nói: làn sóng smartphone mà Facebook dựa vào để gây dựng nên công việc kinh doanh quảng cáo trị giá 415 tỉ USD của họ bị kiểm soát bởi Apple và Google, không phải Facebook. Apple và Google mới là chủ nhà, Facebook chỉ là một vị khách.

    Do đó, Facebook đang đánh cược cả tương lai của mình vào thực tế tăng cường. Công nghệ này cho phép gắn các thông tin ảo lên đồ vật ngoài thế giới thật và giúp con người tương tác với chúng. Đích đến cuối cùng của Facebook chính là thay thế hoàn toàn smartphone bằng các loại kính và kính áp tròng có tích hợp công nghệ AR.

     Kính thực tế ảo Oculus Rift

    Kính thực tế ảo Oculus Rift

    Tại cuộc họp hằng năm vừa qua của Facebook dành cho các lập trình viên, Zuckerberg chính thức cho ra mắt một nền tảng mới, cho phép các lập trình viên phát triển hiệu ứng AR phục vụ cho ứng dụng camera của Facebook như một nhân vật trò chơi dựa trên khuôn mặt của người dùng.

    Zuckerberg chia sẻ rằng sản phẩm cuối cùng của Facebook sẽ là một chiếc kính thời thượng với khả năng hiển thị mọi thứ từ các kí hiệu chỉ đường, phương tiện giải trí cho đến các thông tin như giá của một chai rượu mà người dùng đang nhìn vào. Điều quan trọng nhất chính là chiếc kính này sẽ chạy trên nền tảng do Facebook phát triển.

    Mục tiêu trước mắt của Facebook chính là phát triển các tính năng có sử dụng công nghệ thực tế tăng cường của mình để cạnh tranh với Snapchat, mạng xã hội nổi tiếng nhời các filter và hiệu ứng tương tác với người dùng.

    Tuy nhiên, về lâu dài, Facebook muốn đặt bản thân vào một ví trí thuận lợi để sẵn sàng chạy đua với các ông lớn khác khi làn sóng công nghệ tiếp theo ập tới. Đó cũng chính là lí do vì sao Facebook chi hàng tỉ USD để mua lại Oculus và tập trung phát triển các thiết bị AR cũng như cảm biến được điều khiển bằng não bộ của riêng mình.

     Mark Zuckerberg cho rằng công nghệ thực tế tăng cường sẽ mất ít nhất một thế kỉ để trở nên phổ biến

    Mark Zuckerberg cho rằng công nghệ thực tế tăng cường sẽ mất ít nhất một thế kỉ để trở nên phổ biến

    Nếu nền tảng thực tế tăng cường của Facebook đạt được thành công như những gì mà Apple đang có với hệ điều hành iOS, công ty này hoàn toàn sẽ nắm quyền kiểm soát, giống với những gì hai ông lớn Apple và Google đang làm. Hãy tưởng tượng một sân chơi mà Facebook nắm quyền điều hành, công ty này sẽ có thể thu về lợi nhuận từ mỗi khoản giao dịch được thực hiện trên nền tảng thực tế tăng cường của họ.

    Facebook có tiềm năng rất lớn để thống trị trong “kỉ nguyên thực tế tăng cường”, cả phần cứng lẫn phần mềm. Ngay cả khi không thể tìm thấy thành công với các thiết bị AR “cây nhà lá vườn” như Oculus Rift, Facebook vẫn là một trong những ứng cử viên hàng đầu trong việc đem lại một nền tảng AR tốt nhất.

    “Nếu chúng tôi thành công trong việc sản xuất các linh kiện và thiết bị thực tế tăng cường, điều đó thật tuyệt vời. Nếu chúng tôi không làm được việc này và chỉ có trong tay một hệ sinh thái với khả năng hoạt động trên một mạng lưới rộng lớn, điều đó cũng tuyệt vời không kém.” - Mike Schroepfer, giám đốc công nghệ của Facebook cho biết

    Thực tế cho thấy Facebook cũng khó có thể cạnh tranh trong thị trường phần cứng AR đầy khốc liệt. Apple, với hàng trăm tỉ USD và nhiều năm kinh nghiệm trong việc sản xuất phần cứng, nắm phần thắng cao nhất trong cuộc đua này.

    Vì không muốn đi vào vết xe đổ như những gì xảy ra với smartphone, Facebook phải nỗ lực ngay từ bây giờ, ngay cả khi việc thực tế tăng cường trở nên phổ biến sẽ phải mất đến cả vài thế kỉ nữa. Tương lai của Facebook đang được đặt lên nền tảng thực tế tăng cường mà họ sẽ phát triển.

    Tham khảo Business Insider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ