Vì sao OPPO F3 4GB RAM 64 GB ROM được coi là cấu hình đỉnh trong phân khúc tầm trung?

    A.D,  

    Cuối năm 2016 vừa qua, khi nhiều người dùng smartphone mới bắt đầu làm quen với con số 3GB RAM, hãng OPPO đã làm không ít người phải ngạc nhiên khi tung ra chiếc F1s phiên bản năm 2017 với thông số tới 4GB RAM và 64GB ROM. Trong khi nhiều người dùng còn băn khoăn liệu thông số đó là quá thừa thãi không, ngay lập tức chuyên gia selfie thế hệ mới OPPO F3 không chỉ nâng cấp thêm 1 camera selfie góc rộng, mà tiếp tục giữ nguyên cấu hình 4GB RAM và 64GB ROM.

    Trong khi nhiều người dùng còn băn khoăn liệu thông số đó là quá thừa thãi không, ngay lập tức chuyên gia selfie thế hệ mới OPPO F3 không chỉ nâng cấp thêm 1 camera selfie góc rộng, mà tiếp tục giữ nguyên cấu hình 4GB RAM và 64GB ROM.

    Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là dù có RAM và ROM tương đương với những chiếc điện thoại cao cấp, những chiếc phân khúc smartphone tầm trung này lại chỉ chạy trên những con chip với tốc độ vừa phải. Vậy thông số bộ nhớ RAM và ROM như trên có thực sự cần thiết không, hay chúng chỉ là những con số “khủng” để tiếp thị sản phẩm dễ dàng hơn?

    Chiếc OPPO F1s phiên bản 2017.
    Chiếc OPPO F1s phiên bản 2017.

    Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta nên nhìn vào khu bếp để hiểu hai loại bộ nhớ RAM và ROM có tầm quan trọng như thế nào với điện thoại. Giả sử CPU là bếp trưởng, còn ROM chính là siêu thị, nơi chứa đủ mọi loại dữ liệu ứng dụng cài đặt trên đó. Để khởi động ứng dụng, dữ liệu của nó sẽ được tải vào RAM, nơi đóng vai trò như chiếc tủ bếp để lưu trữ tạm dữ liệu đó. Sau đó, khi CPU hay bếp trưởng bắt đầu chế biến món ăn, dữ liệu sẽ được lấy ra từ tủ bếp – hay RAM, để đưa vào trong bàn bếp, hay bộ nhớ đệm cache của CPU.

    Tại sao RAM và ROM trên điện thoại ngày càng lớn hơn và trở nên cần thiết hơn bao giờ hết?

    Đầu tiên phải kể đến bản thân hệ điều hành Android. Từ phiên bản 6.0 trở lên, hệ điều hành này đã hỗ trợ ngày càng mạnh mẽ hơn cho khả năng đa nhiệm. Không chỉ tăng cường khả năng quản lý các ứng dụng chạy ngầm, nó còn hỗ trợ khả năng đa nhiệm theo phong cách Windows, khi cho phép hai ứng dụng có thể chạy cùng lúc trên một màn hình.

    Nhưng để trải nghiệm đa nhiệm này trở nên mượt mà, lượng RAM đủ lớn là điều rất cần thiết. Lượng RAM lớn hơn sẽ giúp bạn chuyển đổi giữa các ứng dụng gần như ngay lập tức, khi dữ liệu đã được nạp sẵn trên RAM mà không phải khởi động lại từ đầu. Ngay cả khi ứng dụng đó đang chạy ngầm, nó vẫn cần đến RAM để tạo ra trạng thái lưu trữ, sẵn sàng khởi động lại mỗi khi bạn cần.

    Khả năng chạy đa nhiệm
    Khả năng chạy đa nhiệm

    Cũng tương tự như tủ bếp nhà bạn vậy, nếu nó không đủ lớn để chứa những vật dụng bạn cần mỗi khi chế biến món ăn nào đó, bạn sẽ phải tìm đến cửa hàng gần nhà nhất – ví dụ, mất khoảng 15 phút di chuyển – để mua đủ các vật dụng đó. Thời gian lãng phí khi di chuyển như vậy cũng giống như một chiếc điện thoại trở nên chậm chạp khi thiếu RAM cho dữ liệu của một ứng dụng nào đó.

    Ngoài ra, những chiếc smartphone không chỉ là những chiếc điện thoại đơn thuần nữa. Mỗi thiết bị này giờ không chỉ mang trên mình nhiều ứng dụng khác nhau mà ngay cả tại mỗi thời điểm cụ thể, số lượng tác vụ mà nó phải xử lý cũng ngày càng nhiều lên. Cùng lúc, người dùng không chỉ vừa nghe nhạc, vừa mở một trang web, mà thay vào đó có thể là hàng loạt trang web, cùng với đó là vô số các ứng dụng mạng xã hội cũng như các công cụ nhắn tin tức thời khác nhau đang chạy ngầm.

    Hơn nữa, các ứng dụng hiện tại cũng đang ngày càng nặng nề hơn, khi chúng được nhồi nhét thêm nhiều tính năng mới. Cùng với đó là lượng dữ liệu rác phát sinh thêm trong quá trình sử dụng chúng sẽ càng làm bộ nhớ ROM nhanh cạn hơn. Ngoài ra, còn phải kể đến hàng tá các nội dung giải trí khác mà người dùng đặt vào trong bộ nhớ điện thoại như nhạc, hình ảnh và video.

    ROM khả dụng còn lại với dung lượng 32GB
    ROM khả dụng còn lại với dung lượng 32GB

    Vậy bao nhiêu RAM mới là đủ đây?

    Mọi người thường cho rằng, họ chỉ cần các ứng dụng “cơ bản” như Facebook, Messenger, Zalo, xem YouTube, đọc báo mạng và một số game nhẹ, chạy mượt mà, không giật là đủ. Tuy nhiên, trên thực tế, những ứng dụng “cơ bản” đó cũng không hề nhẹ chút nào.

    Bản thân hệ điều hành Android đã chiếm đến xấp xỉ 1GB RAM của hệ thống, bộ đôi ứng dụng Facebook và Messenger cũng không hề kém cạnh khi đủ thứ tính năng bên trong chúng có thể chiếm đến hơn 300MB RAM cho mỗi ứng dụng. Hơn nữa, ngay cả ứng dụng nhắn tin Zalo cũng không hề nhẹ nhàng như mọi người tưởng khi nó chiếm đến 150MB RAM trong hệ thống.

    Các ứng dụng thường sử dụng “ngốn” khá nhiều RAM
    Các ứng dụng thường sử dụng “ngốn” khá nhiều RAM

    Lướt web bằng trình duyệt Chrome trên di động cũng không còn là tác vụ nhẹ khi ứng dụng này ngốn đến 150MB RAM, ngay cả khi chỉ có một tab Chrome được khởi chạy trên hệ thống.

    Đó là lý do các điện thoại với 3GB RAM như LG G4, Samsung J7 Pro chỉ chạy ổn ở mức độ dùng bình thường, nhưng sẽ hụt hơi trước các tác vụ nặng. Điều đó có nghĩa, sẽ phù hợp hơn với nhu cầu người dùng hiện tại khi một chiếc điện thoại được trang bị 4GB RAM.

    Bộ nhớ ROM bao nhiêu mới thoả mãn nhu cầu người dùng điện thoại 2017?

    Còn với bộ nhớ ROM của các thiết bị hiện tại, khi con số 32GB ROM đã trở nên phổ biến, nó cũng đang cho thấy chừng đó là chưa đủ. Trong khi hệ điều hành đã chiếm dụng mất vài GB của bộ nhớ ROM, những tưởng mấy chục GB còn lại là đủ cho nhu cầu lưu trữ, nhưng có lẽ bạn đã nhầm. Trong khi camera trên điện thoại đang ngày càng gia tăng “số chấm” và tính năng, 32GB ROM đã không còn đủ cho vô số bức hình selfie và video mỗi ngày của người dùng. Lúc này, 64GB ROM trở thành chuẩn mực mới.

    OPPO F3 với 4GB RAM và 64GB ROM – chuẩn mực cấu hình của điện thoại phân khúc tầm trung
    OPPO F3 với 4GB RAM và 64GB ROM – chuẩn mực cấu hình của điện thoại phân khúc tầm trung

    Tổng kết

    Người dùng hiện tại luôn đòi hỏi chiếc điện thoại phải thoả mãn rất nhiều nhu cầu của mình. Việt Nam là 1 trong các quốc gia tại Châu Á rất quan tâm đến hình ảnh selfie của mình trên các mạng xã hội. Và thế là 1 cuộc cách mạng điện thoại tự sướng đẹp tự nhiên lên ngôi với phần thắng đang nghiêng về các chuyên gia Selfie của OPPO như OPPO F3 camera selfie kép.

    Song song với điều đó, người dùng vẫn có nhu cầu về 1 chiếc điện thoại hỗ trợ trải nghiệm mượt mà và lưu trữ khủng, dù họ chọn sản phẩm phân khúc tầm trung hay cao. Rõ ràng với cùng với sự gia tăng của nhu cầu hàng ngày, con số 3GB RAM và 32GB ROM giờ chỉ còn phù hợp với cụm từ “vừa đủ” chứ không còn giúp người dùng có một trải nghiệm dư dả như trước nữa. Đó là lý do vì sao từ cuối năm 2016 đến nay, số lượng những chiếc smartphone với 4GB RAM và 64GB ROM đã xuất hiện ngày càng nhiều hơn, và nó đang trở thành một xu thế cần có cho phân khúc tầm trung.

    Phải chăng, nhờ nắm bắt rất chuẩn tâm lý người dùng, mà sản phẩm OPPO F3 vừa tích hợp công nghệ camera kép, với camera selfie góc rộng cực mới cho người dùng, đồng thời trang bị 4GB RAM và 64GB ROM. Bên cạnh thiêt kế thời thượng, đây là những điểm rất thu hút người dùng giúp cho OPPO F3 luôn được ưu ái lựa chọn trong phân khúc tầm trung năm nay.

    Tags:
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ