Vì sao vết cắt từ giấy trên đầu ngón tay lại đau đến thế?

    Quân Nguyễn, http://www.bbc.com/future/story/20160902-why-paper-cuts-hurt-so-much 

    Một vết cắt từ một mảnh giấy A4 lướt qua chẳng thể xé rách da thịt bạn. Nhưng nó lại cực kỳ đau. Vì sao vậy?

    Giấy dường như là thứ cực vô hại, nhưng ai đó đã từng thay giấy máy in hay lướt tay qua một cuốn sách đều biết vật đơn giản đó chứa đựng một bí mật khủng khiếp. Nếu được đặt đúng chỗ, nó sẽ thành một thứ vũ khí kinh hoàng: chẳng có gì đau hơn việc bị giấy cắt.

    Cũng chẳng có mấy nỗ lực trong việc hiểu rõ cơn đau từ bị giấy cắt, đương nhiên sẽ chẳng có ai lại tình nguyện tham gia vào một nghiên cứu mà ở đó người ta thực hiện loại tra tấn đó lên người tình nguyện viên cả. Nhưng theo Tiến sĩ Hayley Goldbach tại UCLA, “ta có thể dùng những kiến thức từ giải phẫu học để trả lời câu hỏi này.”

    Mọi thứ đều do dây thần kinh. Đầu tiên, đầu ngón tay có nhiều thụ thể đau hơn bất cứ phần nào trên cơ thể bạn. Thế nên những vết giấy cắt trên cánh tay, chân, hay đùi có đem lại chút khó chịu thì chúng cũng chẳng thế so sánh được với cơn đau dữ dội mà giấy cắt tại ngón tay đem lại.

     Vết giấy cắt không hề sâu, nhưng chúng lại rất đau đớn.

    Vết giấy cắt không hề sâu, nhưng chúng lại rất đau đớn.

    Bạn có thể tự chứng thực bằng một thử nghiệm nhỏ. Lấy một cái kẹp giấy và bẻ ra để hai đầu cùng hướng về một phía. Nếu bạn dùng nó để chọc vào tay hay vào mặt, bạn sẽ cảm nhận được cả hai đầu nhọn riêng biệt. Đây được gọi là “phân biệt hai điểm”, và do ta có rất nhiều đầu dây thần kinh dưới da tại bộ phận đó, hai đầu nhọn phải rất gần nhau thì ta mới không thể phân biệt được chúng.

    Giờ hãy làm điều tương tự trên lưng, hay chân của bạn. Hai đầu nhọn sẽ phải ở rất xa nhau thì bạn mới có thể cảm nhận được chúng riêng rẽ. Đó là do mật độ đầu dây thần kinh tại đó ít hơn rất nhiều.

    Điều này rất phù hợp với quá trình tiến hóa. “Đầu ngón tay chính là thứ ta dùng để khám phá thế giới, là cách mà ta thực hiện những công việc tỉ mẩn,” Goldbach giải thích. “Thế nên việc ta có rất nhiều mút thần kinh tại đó là hoàn toàn hợp lý. Nó giống như một loại cơ chế bảo hộ vậy.”

    Chuyện bộ não của bạn dành nhiều tài sản thần kinh cho bàn tay để kiểm soát những mối nguy rất hợp lý, bởi chúng là những bộ phận chính mà cơ thể ta tương tác với thế giới xung quanh. Nếu bạn chuẩn bị tiếp xúc với thứ gì đó rất nóng, hay rất sắc, gần như chắc chắn bạn sẽ tương tác với nó bằng bàn tay. Vì vậy cơn đau dữ dội khi thứ gì đó tổn thương đầu ngón tay của bạn chính là kết quả của tiến hóa, đem tại chút động lực để bạn giữ cho chúng được an toàn.

     Cạnh giấy nhìn rất phẳng, nhưng thực tế nó rất gồ ghề, cắt qua da thịt bạn chẳng khác gì một lưỡi cưa.

    Cạnh giấy nhìn rất phẳng, nhưng thực tế nó rất gồ ghề, cắt qua da thịt bạn chẳng khác gì một lưỡi cưa.

    Nhưng vẫn có vài thứ khiến cho giấy là một thứ vũ khí đặc biệt kinh hãi.

    Với mắt thường, cạnh giấy nhìn rất thẳng và mượt. Nhưng nếu bạn phóng to chúng lên, bạn sẽ thấy giấy với lưỡi cưa chẳng khác nhau là mấy. Thế nên khi một mảnh giấy cắt phải da thịt bạn, nó sẽ để lại một cái rảnh hủy diệt hỗn độn chữ chẳng phải một vết cắt mượt mà. Nó xé toạc, cứa rách da thịt bạn, khác hoàn toàn với những vết cắt rất ngọt đến từ dao cạo hay lưỡi dao đem lại.

    Và nếu những thứ trên chưa đủ, vết giấy cắt thường khá nông, nhưng lại đủ sâu để đi qua lớp da ngoài cùng, nếu không nó sẽ chẳng đau chút nào. Lớp da ngoài cùng vốn không có đầu dây thần kình.

    Nhưng chúng lại không đi sâu vào bên trong, và đó cũng là lý do vì sao bị giấy cắt lại đáng sợ dến vậy. Một vết cắt sâu hơn đồng nghĩa với việc chảy máy. Máu sẽ đông lại và đóng vảy, khiến cho vết thương được hồi phục thoải mái mà không bị tấn công bởi thế giới bên ngoài. Nhưng vết cắt nông đến từ giấy lại không được bảo vệ như vậy. Trừ khi bạn băng nó lại hay bôi chút thuốc mỡ, dây thần kinh mà tờ giấy để lộ ra khi nó xé rách da bạn sẽ tiếp tục phải tiếp xúc với thế giới bên ngoài, và điều này chỉ càng khiến chúng giận dữ hơn.

    Nếu như không có máu, thụ thể đau sẽ phải tiếp xúc với vật chất, và trừ khi bạn nhanh chóng băng nó lại, những tế bào thần kinh đó sẽ liên tục bật còi báo động, thông báo cho não bộ của bạn về một thảm họa kinh hoàng. Thực ra, sau tất cả, đó vẫn là công việc của chúng.

     Cơn đau dữ dội từ vết giấy cắt có lẽ đến từ sự nhạy cảm của bàn tay và ngón tay.

    Cơn đau dữ dội từ vết giấy cắt có lẽ đến từ sự nhạy cảm của bàn tay và ngón tay.

    Ít nhất ý tưởng là vậy. Cũng chưa có ai chứng minh nó đúng hoàn toàn, nhưng Goldbach cho rằng đó là một giả thuyết hợp lý.

    Buồn thay, ai trong chúng ta rồi cũng phải đối mặt với một vài vết giấy cắt. Nhưng bạn yên tâm, kể cả có là hàng ngàn vết giấy cắt, nó sẽ rất rất đau, nhưng bạn chẳng chết được đâu.

    Theo BBC.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ