Video Youtube hài hước về ý tưởng bán dao cạo râu đã biến thành công ty tỷ đô như thế nào?

    Long.J,  

    Bằng sự hài hước và chân thật, video quảng cáo của Dollar Shave đã chỉ ra khách hàng thấy họ chẳng cần phải ra siêu thị mỗi tháng mà vẫn có dao cạo tốt với giá cả hợp lý. Vậy mà, ý tưởng đơn giản này đã biến thành công ty tỷ đô, cạnh tranh ngang ngửa với Gillette.

    Vào 6/3/2012, một video quảng cáo rất bình thường trên Youtube bỗng thu hút hơn 4 triệu lượt xem chỉ trong một tháng.

    Dollar Shave Club - Our Blades Are F***ing Great

    Trong video là Michael Dubin - đồng sáng lập của Dollar Shave Club. Bằng sự hài hước và chân thật, video quảng cáo của Dollar Shave đã chỉ ra khách hàng thấy họ chẳng cần phải ra siêu thị mỗi tháng mà vẫn có dao cạo tốt với giá cả hợp lý. Vậy mà, ý tưởng đơn giản này đã biến thành công ty tỷ đô, cạnh tranh ngang ngửa với Gillette.

    "Chỉ cần bỏ ra ít nhất 1 USD, bạn sẽ có thể cạo râu mệt nghỉ trong vòng 1 tháng, chúng tôi sẽ giao những bộ dao cạo chất lượng nhất tới tận cửa. Đương nhiên, đã bao gồm chi phí đóng gói và vận chuyển!..."

    Khó tin! làm sao 1 USD đủ chi cho tất cả? Một bộ dao cạo râu thường thường của Gillette, phải tự ra siêu thị mua đã mất 4 - 5 USD rồi.

    “Liệu bạn có muốn chi tới 20USD/tháng cho những thương hiệu dao cạo nổi tiếng? Trong đó, có tới 19USD chảy vào túi của siêu sao quần vợt Roger Federer rồi (siêu sao quần vợt vốn là gương mặt đại diện của Gillette). Nếu đến với Dollar Shave Club, ngoài mức 1 USD cho 5 hộp dao cạo 2 lưỡi trong 1 tháng, khách hàng còn có thể chọn loại 4 lưỡi hay 6 lưỡi với mức giá 6 USD và 9USD".

    “Với mỗi 1 người bạn mà khách hàng rủ tham gia đăng ký với Dollar Shave Club, chúng tôi tặng nguyên 1 tháng dao cạo miễn phí đến khách hàng”.

     Michael Dubin - đồng sáng lập của Dollar Shave Club

    Michael Dubin - đồng sáng lập của Dollar Shave Club

    Điểm đặc biệt, khách hàng có thể tùy chọn gói dịch vụ bất cứ lúc nào, tới giờ chúng ta có thể thấy, chiến lược của Dollar Shave Club thật sự khác biệt. Chỉ 48 tiếng sau khi video quảng cáo của Dollar Shave Club lên sóng, website của họ sập liên tục, nhưng "trái ngọt" thu về ngay sau đó là 12.000 đơn đặt hàng.

    Micheal Dubin vốn là một nhân viên của kênh NBC, phóng viên của MSNBC, anh đã nâng cao kỹ năng tạo dựng những nội dung video hài hước cho quảng cáo từ hồi còn ở Time Inc. Ý tưởng về Dollar Shave Club được hình thành năm 2010, sau khi anh cảm thấy bất mãn về số tiền chi trả cho việc cạo râu mỗi tháng.

    Trong số những người ủng hộ anh có Mark Levine, nhà đồng sáng lập Dollar Shave Club và cũng là một người có nhiều kinh nghiệm với các nhà sản xuất ở Trung Quốc. Cả hai con người này đều cảm thấy thị trường dao cạo thật chật hẹp, tuy nhiên họ vẫn quyết tâm làm đến cùng.

    Dollar Shave Club được đưa vào hoạt động tại Los Angeles, trong một văn phòng công nghệ được quản lý bởi cựu CEO của My Space - Mike Jones. Vào tháng 12/2012, họ đã thu về 1,1 tỷ USD tiền gây quỹ từ những nhà đầu tư mạo hiểm, bao gồm Kleiner Perkins, Andreessen Horowwitz và Forerunner Partners.

    Dollar Shave Club không chỉ là công ty bán lẻ dao cạo. Họ tự định vị là CLB của những người đàn ông phong cách, có học thức và thành đạt. Với những ưu đãi kể trên, từ lần sau, khách hàng sẽ mua với giá bao gồm mọi chi phí, nhưng vẫn rẻ hơn so với thứ dao cạo họ mua theo cách truyền thống. Bằng cách này, Dollar Shave Club đã hiểu trọn nỗi lòng của đàn ông: Thường thiếu kiên nhẫn khi phải đi mua sắm và sẽ cực kỳ trung thành với thương hiệu nào tiện lợi lại chất lượng.

    Những tập đoàn lớn như Unilever thường cho rất lớn cho việc nghiên cứu và phát triển (Research & Develope) sản phẩm cũng như thị trường, marketing và hệ thống phân phối. Nhờ đó hãng có thể xác định được các đối thủ tiềm năng và lập kế hoạch đối phó cũng như đi đúng hướng kinh doanh trong mảng hàng tiêu dùng.

    Trong khi đó, Dollar Shave Club nhận ra rằng những chiếc dao cạo không cần phải cải tiến hay nghiên cứu gì nhiều bởi chúng quá đơn giản và đã đủ hữu dụng cho người dùng. Như vậy, công ty này tập trung vào việc giảm chi phí marketing, phân phối hay tiếp cận thị trường thông qua mạng xã hội, Youtube hay Amazon.

    Chiến lược kinh doanh này khác hoàn toàn so với Gillette, thương hiệu dao cạo râu hàng đầu của P&G với 110.000 nhân viên và 18 nhà máy trên toàn thế giới. Rõ ràng, Dollar Shave Club có chi phí kinh doanh thấp hơn nhiều so với Gillette.

    Hãng P&G đã từng cố gắng thay đổi chiến lược kinh doanh với thương hiệu Gillette Shave Club năm 2014 nhưng thất bại hoàn toàn. Số liệu của Euromonitor cho thấy thị phần của Gillette tại Mỹ đã giảm từ 71% năm 2010 xuống còn 59% năm ngoái.

    Trong khi P&G tập trung phát triển dòng sản phẩm dao cạo râu nhiều lưỡi với giá thành đắt đỏ thì Dollar Shave Club lại vô cùng "đủng đỉnh" giao hàng đến tận nhà cho khách.

    Dẫu vậy, việc mở rộng sản xuất kinh doanh đang khiến Dollar Shave Club rất cần tài chính. Trong khi Unilever lại đang muốn tham chiến trong mảng dao cạo râu. Kết quả là thương vụ trị giá 1 tỷ USD đã ra đời.

    Hơn nữa, trong khi hãng P&G ngập ngừng xem xét đấu thầu mua lại Dollar Shave Club vì không muốn từ bỏ mô hình kinh doanh truyền thống, tập đoàn Unilever lại mạnh dạn ngỏ ý đầu tư cho Dollar Shave Club và thử hướng đi mới trong ngành hàng tiêu dùng.

    Michael Dubin chia sẻ rằng: "Tôi luôn muốn làm việc với người có nhiều ý tưởng tự nhiên và theo dõi cách họ đối mặt với thử thách. Dù đã thuộc sở hữu của Unilever, không cần phải gây quỹ mỗi năm nhưng chúng tôi vẫn sẽ hoạt động độc lập, may thay Unilever tôn trọng quyết định đó".

    Theo Inc.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ