[Vietsub] Tìm hiểu về SU-100 - pháo tự hành chống tăng tốt nhất Thế chiến II mà đến giờ Việt Nam, Triều Tiên vẫn dùng

    PnM,  

    Tổng cộng đã có 4976 khẩu pháo tự hành SU-100 được sản xuất tại Liên Xô và Tiệp Khắc cho đến khi được Hồng quân Xô Viết cho "nghỉ hưu" vào năm 1957, tuy nhiên một số quốc gia vẫn tiếp tục sử dụng, trong đó có Quân đội Nhân dân Việt Nam và Lục quân Nhân dân Triều Tiên.

    Trước năm 1944, SU-85 là loại pháo tự hành chống tăng chủ lực của Hồng quân Liên Xô. Nó được trang bị pháo chính 85 mm L/52 có thể chiến đấu tốt với xe tăng Panzer IV của Đức. Tuy nhiên, đến mùa hè năm 1943, phát xít Đức bắt đầu sản xuất các loại xe tăng hạng nặng như Panther (Con Báo) và Tiger I (Con Cọp) với số lượng lớn. 

    [Vietsub] Tìm hiểu về SU-100 - pháo tự hành chống tăng tốt nhất Thế chiến II mà đến giờ Việt Nam, Triều Tiên vẫn dùng - Ảnh 1.

    Xe tăng Đức Tiger I

    Đây là những mẫu xe tăng có vỏ giáp mặt trước dày vượt trội so với người tiền nhiệm Panzer IV khiến cho pháo 85mm của SU-85 chỉ có thể bắn xuyên giáp trước ở cự ly 500 đến 1.000 mét - không đủ xa để chiến đấu hiệu quả. Như vậy, pháo tự hành 85 mm SU-85 đã không còn là đối thủ xứng tầm để chống lại những chiếc xe tăng hạng nặng của Đức.

    [Vietsub] Tìm hiểu về SU-100 - pháo tự hành chống tăng tốt nhất Thế chiến II mà đến giờ Việt Nam, Triều Tiên vẫn dùng - Ảnh 2.

    Một khẩu pháo tự hành SU-85 bị bắn hỏng

    Trước tình hình đó, pháo tự hành chống tăng SU-100 đã được ra đời. Nó do cục thiết kế của nhà máy Uralmash chế tạo dựa trên cơ sở xe tăng hạng trung T-34-85 vào cuối năm 1943 - đầu năm 1944 và là phiên bản phát triển từ pháo tự hành SU-85.

    [Vietsub] Tìm hiểu về SU-100 - pháo tự hành chống tăng tốt nhất Thế chiến II mà đến giờ Việt Nam, Triều Tiên vẫn dùng - Ảnh 3.

    Pháo tự hành chống tăng SU-100

    Những khẩu pháo tự hành SU-100 bắt đầu được sản xuất loạt tại nhà máy Uralmashzavod vào tháng 8 năm 1944 và kéo dài đến đầu năm 1948. Sau đó, mẫu pháo tự hành chống tăng này vẫn tiếp tục được sản xuất theo giấy phép ở Tiệp Khắc trong những năm 1951-1956. Như vậy, tổng cộng đã có 4976 khẩu pháo tự hành SU-100 được sản xuất tại Liên Xô và Tiệp Khắc.

    [Vietsub] Tìm hiểu về SU-100 - pháo tự hành chống tăng tốt nhất Thế chiến II mà đến giờ Việt Nam, Triều Tiên vẫn dùng - Ảnh 4.

    SU-100 (bên trái, với tháp pháo chỉ huy nhô ra khỏi thân xe) và SU-85 (bên phải).

    SU-100 lần đầu tham chiến vào tháng 1 năm 1945 tại Hungary, và sau đó nó được sử dụng trong nhiều chiến dịch của cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại và chiến tranh Xô-Nhật. Dù vậy, giống với xe tăng IS-3, lịch sử chiến đấu của SU-100 khá hạn chế bởi nó "sinh sau đẻ muộn" khi mà chiến tranh thế giới thứ 2 đã đi đến hồi kết.

    [Vietsub] Tìm hiểu về SU-100 - pháo tự hành chống tăng tốt nhất Thế chiến II mà đến giờ Việt Nam, Triều Tiên vẫn dùng - Ảnh 5.

    Một chiếc SU-100 trong viện bảo tàng

    Sau chiến tranh, SU-100 liên tục được hiện đại hóa và vẫn phục vụ trong Quân đội Liên Xô thêm nhiều thập kỷ nữa. Những chiếc SU-100 cũng được Liên Xô giao cho các đồng minh của mình và chúng đã tham gia vào một số cuộc xung đột vũ trang cục bộ mà điển hình nhất là trong các cuộc chiến tranh giữa Ả Rập và Israel.

    Số phận của SU-100 suýt chút nữa đã đi theo hướng khác. Vào năm 1943, Ủy ban quốc phòng nhà nước Liên Xô đã ra lệnh phải sớm tạo ra một thứ vũ khí chống tăng hiệu quả hơn. Lúc đó, trong số những khẩu pháo tự hành trên cơ sở xe tăng T-34 đang nằm ở nhà máy Uralmashzavod, có một dự án cải tiến pháo tự hành SU-85 để lắp đặt trọng pháo 122 mm D-25.

    [Vietsub] Tìm hiểu về SU-100 - pháo tự hành chống tăng tốt nhất Thế chiến II mà đến giờ Việt Nam, Triều Tiên vẫn dùng - Ảnh 6.

    Tuy nhiên, dự án này đã bị đình chỉ bởi nhiều yếu tố kỹ thuật mà chủ yếu là do khung gầm của T-34 khá yếu nên không tải nổi khẩu trọng pháo 122 mm – vốn sẽ khiến cho cả cỗ xe bị nặng thêm 3 tấn. Sau nhiều lần hội ý, các kỹ sư đã quyết định vẫn giữ lại khung gầm nhưng sẽ sử dụng khẩu pháo có cỡ nòng nhỏ hơn và tăng thể tích tháp pháo.

    [Vietsub] Tìm hiểu về SU-100 - pháo tự hành chống tăng tốt nhất Thế chiến II mà đến giờ Việt Nam, Triều Tiên vẫn dùng - Ảnh 7.

    Sau nhiều cuộc kiểm tra gắt gao với nhiều mẫu pháo 100 mm thì khẩu D-10S 100 mm L/53 đã được chọn. Khẩu pháo này được phát triển bởi Phòng thiết kế Pháo của Nhà máy số 9 do Fyodor Fyodorovich Petrov đứng đầu. Nó có sức xuyên mạnh hơn khoảng 40% so với pháo 85mm L/52 và tương đương với pháo 88mm L/71 trên xe tăng Tiger II của Đức. Ngoài ra, khi bắn đạn nổ chống công sự và chống bộ binh thì pháo 100 mm mạnh hơn 50% so với 88mm L/71. Do có hỏa lực vượt trội như vậy nên khẩu pháo 100 mm cũng được lắp đặt trên các xe tăng sau thế chiến 2 là T-54 và T-55.

    [Vietsub] Tìm hiểu về SU-100 - pháo tự hành chống tăng tốt nhất Thế chiến II mà đến giờ Việt Nam, Triều Tiên vẫn dùng - Ảnh 8.

    Mặc dù động cơ, hệ truyền động và khung gầm của SU-100 và SU-85 vẫn hoàn toàn giống nhau nhưng do khẩu pháo D-10C gắn trên SU-100 nặng hơn pháo 85 mm nên hệ thống treo của các con lăn phía trước đã được tăng cường, đồng thời đường kính của dây lò xo giảm xóc cũng được tăng từ 30 lên 34 mm.

    [Vietsub] Tìm hiểu về SU-100 - pháo tự hành chống tăng tốt nhất Thế chiến II mà đến giờ Việt Nam, Triều Tiên vẫn dùng - Ảnh 9.

    2 chiếc quạt thông gió trông như đôi loa "độ" hầm hố trên xe hơi ngày nay

    Các kỹ sư cũng đã đưa vào phần "vỏ" của SU-85 nhiều thay đổi rất quan trọng: lớp giáp phía trước được tăng từ 45 lên 75 mm, lắp thêm tháp pháo và các thiết bị quan sát loại MK-IV (được sao chép từ xe tăng Anh), lắp thêm hai quạt thông gió để làm sạch sâu khoang chiến đấu khỏi khí thải của xe (thay vì chỉ một quạt như trên SU-85).

    [Vietsub] Tìm hiểu về SU-100 - pháo tự hành chống tăng tốt nhất Thế chiến II mà đến giờ Việt Nam, Triều Tiên vẫn dùng - Ảnh 10.

    Về hỏa lực, SU-100 có cơ số đạn gồm 33 viên được đặt trên giá đỡ ở phía sau (8 viên), ở phía bên trái (17 viên) của khoang chiến đấu, và ở trên sàn - bên phải của pháo (8 viên).

    Các loại đạn mà D-10S bắn được cũng vô cùng đa dạng:

    UBR-412 – đạn liền vỏ có đầu nhọn xuyên giáp-vạch đường BR-412 và ngòi nổ MD-8.

    UBR-412B - đạn liền vỏ có đầu tù xuyên giáp-vạch đường BR-412 và ngòi nổ MD-8.

    УО-412 – đạn liền vỏ với đầu đạn là lựu đạn hải quân nổ mảnh O-412 và ngòi nổ RGM.

    УОФ-412 - đạn liền vỏ với đầu đạn là lựu đạn nổ mảnh-cháy OF-412 và ngòi nổ RGM.

    УОФ-412У - đạn liền vỏ với đầu đạn là lựu đạn nổ mảnh-cháy OF-412 ít thuốc nổ và ngòi nổ RGM.

    UD-412 – đạn liền vỏ tạo khói nặng 30,1 kg với các ngòi nổ RGM, RGM-6, V-429.

    UD-412U - đạn liền vỏ tạo khói nặng 30,1 kg với ngòi nổ V-429.

    UBR-421D – đạn liền vỏ với đầu xuyên giáp-vạch đường BR-412D.

    UBK9 – đạn liền vỏ với đầu xuyên lõm BK5M.

    [Vietsub] Tìm hiểu về SU-100 - pháo tự hành chống tăng tốt nhất Thế chiến II mà đến giờ Việt Nam, Triều Tiên vẫn dùng - Ảnh 11.

    Đạn pháo liền vỏ với đầu đạn xuyên giáp.

    Ba loại đạn pháo UBK9, UBR-421D và UD-412U chỉ được trang bị cho SU-100 chỉ sau khi chiến tranh đã kết thúc, do vậy tính đến sau năm 1945 thì cơ số đạn tiêu chuẩn của SU-100 bao gồm 16 viên đạn nổ mảnh-cháy, 10 viên đạn xuyên giáp và 7 viên đạn xuyên lõm.

    Từ số lượng và chủng loại đạn đa dạng nói trên, hoàn toàn không sai khi cho rằng: SU-100 nên được coi là một loại vũ khí tấn công đa năng hơn là một loại pháo chống tăng chuyên dụng.

    Ngoài ra, trong khoang chiến đấu của SU-100 còn có hai khẩu súng tiểu liên PPSh 7.62 mm với cơ số đạn 1420 viên đạn (20 băng tròn), 4 quả lựu đạn chống tăng và 24 quả lựu đạn cầm tay F-1.

    [Vietsub] Tìm hiểu về SU-100 - pháo tự hành chống tăng tốt nhất Thế chiến II mà đến giờ Việt Nam, Triều Tiên vẫn dùng - Ảnh 12.

    Mìn tạo khói được lắp trên thân xe và kích hoạt nhanh chóng bằng ngòi nổ điện

    Trên chiến trường, kíp chiến đấu của SU-100 có thể nhanh chóng tạo màn khói ngụy trang bằng cách bật nút trên bảng điều khiển trong khoang động cơ. Khi đó, 2 quả mìn tạo khói MDSh lắp trên thân xe sẽ được kích hoạt bằng ngòi nổ điện và sinh ra rất nhiều khói để che mắt quân địch.

    [Vietsub] Tìm hiểu về SU-100 - pháo tự hành chống tăng tốt nhất Thế chiến II mà đến giờ Việt Nam, Triều Tiên vẫn dùng - Ảnh 13.

    Các thiết bị quan sát mà SU-100 được trang bị không nhiều, nhưng bù lại, chúng được sắp đặt tại những vị trí rất hợp lý trên thân xe. Ở trạng thái hành quân, người lái xe điều khiển cỗ pháo tự hành với nắp khoang mở, còn trong chiến đấu thì họ sẽ quan sát xung quanh qua thiết bị quang học gắn trên nắp bọc thép.

    [Vietsub] Tìm hiểu về SU-100 - pháo tự hành chống tăng tốt nhất Thế chiến II mà đến giờ Việt Nam, Triều Tiên vẫn dùng - Ảnh 14.

    Ở phía bên phải trong tháp pháo của chỉ huy có 5 khe quan sát bằng kính chống đạn. Ngoài ra, trên nóc tháp pháo còn được gắn thiết bị quan sát MK-4.

    [Vietsub] Tìm hiểu về SU-100 - pháo tự hành chống tăng tốt nhất Thế chiến II mà đến giờ Việt Nam, Triều Tiên vẫn dùng - Ảnh 15.
    [Vietsub] Tìm hiểu về SU-100 - pháo tự hành chống tăng tốt nhất Thế chiến II mà đến giờ Việt Nam, Triều Tiên vẫn dùng - Ảnh 16.
    [Vietsub] Tìm hiểu về SU-100 - pháo tự hành chống tăng tốt nhất Thế chiến II mà đến giờ Việt Nam, Triều Tiên vẫn dùng - Ảnh 17.

    Khoang điều khiển được đặt ở phần mũi của xe. Tại đây có chỗ ngồi của người lái kiêm thợ máy, cơ cấu culit hộp số, cần số, chân ga, các thiết bị đo lường-kiểm tra, hai bình khí nén, bình nhiên liệu phía trước, bộ phụ tùng thay thế, máy liên lạc và một phần cơ số đạn.

    [Vietsub] Tìm hiểu về SU-100 - pháo tự hành chống tăng tốt nhất Thế chiến II mà đến giờ Việt Nam, Triều Tiên vẫn dùng - Ảnh 18.
    [Vietsub] Tìm hiểu về SU-100 - pháo tự hành chống tăng tốt nhất Thế chiến II mà đến giờ Việt Nam, Triều Tiên vẫn dùng - Ảnh 19.

    Nằm giữa xe, phía sau khoang điều khiển, là khoang chiến đấu. Đây là nơi chứa vũ khí với thiết bị ngắm bắn, phần lớn đạn dược, đài radio, 2 máy liên lạc và một số phụ tùng. Vị trí của chỉ huy là bên phải khẩu pháo, đằng sau là nạp đạn viên, còn bên trái khẩu pháo là chỗ ngồi của pháo thủ. 2 chiếc quạt thông gió trên nóc khoang chiến đấu cũng được bảo vệ bằng 2 chiếc nắp thép.

    [Vietsub] Tìm hiểu về SU-100 - pháo tự hành chống tăng tốt nhất Thế chiến II mà đến giờ Việt Nam, Triều Tiên vẫn dùng - Ảnh 20.

    Từ trên xuống có thể thấy những quả đạn pháo được bố trí bên thành, dưới sàn xe. 2 ụ lồi nhô lên là 2 nắp quạt thông gió.

    Không ai có thể chối cãi rằng SU-100 là mẫu pháo chống tăng tự hành thành công nhất và mạnh mẽ nhất của Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Nó nhẹ hơn 15 tấn so với pháo tự hành Jagdpanther của Đức, trong khi kết cấu và chức năng thì giống hệt. Không những thế, lớp giáp bảo vệ của SU-100 cũng "ngang ngửa" với pháo tự hành Đức nhưng khả năng cơ động lại tốt hơn.

    Thông số kỹ-chiến thuật của pháo tự hành SU-100

    Kíp chiến đấu: 4 người

    Khối lượng chiến đấu: 31,6 tấn

    Chiều dài: 9,45 m

    Chiều rộng: 3 m

    Chiều cao: 2,24 m

    Vũ khí: pháo 100 mm D-10C

    Cơ số đạn: 33 viên

    Động cơ: V-2-34M công suất 520 mã lực

    Tốc độ tối đa: 50 km/h

    Tầm hoạt động: 310 km

    Bọc giáp:

    Gốc pháo – 110 mm

    Mặt tháp – 75 mm

    Mặt trước thân xe – 45 mm

    Thân bên – 45 mm

    Đuôi xe – 40 mm

    Mặt đáy – 15 mm

    Nắp xe – 20 mm

    [Vietsub] Tìm hiểu về SU-100 - pháo tự hành chống tăng Liên Xô tốt nhất Thế chiến II mà đến giờ Việt Nam vẫn dùng

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ