WD VelociRaptor 1 TB: HDD tốc độ “khủng”

    Nội Tâm,  

    (GenK.vn) - Với VelociRaptor, WD cung cấp cho người dùng thêm 1 giải pháp lưu trữ tốc độ cao bên cạnh SSD, với ưu điểm cân bằng 3 yếu tố tốc độ - dung lượng - giá thành.

    Sự phát triển không ngừng của công nghệ giúp chúng ta có thể tiếp cận với các hệ thống hiệu năng cao với giá ngày càng mềm hơn. Các chiến trường chân thật, các trận đấu súng nghẹt thở, thời gian render thiết kế đồ họa, nội thất nhanh chóng… không còn quá “hại” túi tiền như trước kia.

    Trong bối cảnh các thành phần như CPU, VGA phát triển vũ bão như thế, công nghệ và tốc độ HDD lại không có nhiều cải thiện, dần trở thành nút thắt hiệu năng của toàn hệ thống. Nhiều khi một cấu hình mạnh vẫn chậm một cách khó chịu dù rằng CPU và VGA load chẳng bao nhiêu. Giải pháp SSD giải quyết triệt để vấn đề này, nhưng lại chưa được nhiều người chấp nhận bởi giá thành tính trên mỗi GB vẫn còn quá cao. Nếu đang vướng phải bài toán dung lượng - hiệu năng - giá thành, dòng HDD tốc độ cao VelociRaptor rất có thể sẽ là đáp án mà nhiều người dùng đang tìm kiếm.

     

    Năm 2003, WD ghi dấu ấn trên thị trường HDD bằng việc ra mắt dòng sản phẩm tốc độ cao Raptor. Chiếc Raptor đời đầu có tên mã WD360GD, dung lượng 37 GB. Mang kích thước và ngoại hình của các ổ 3,5” thông thường, điểm nhấn của WD360GD nằm ở tốc độ quay 10.000 vòng/phút – lúc bấy giờ vốn chỉ có thể tìm thấy ở các ổ cứng giao tiếp SCSI đắt tiền dành cho doanh nghiệp.

    Đến năm 2008, thế hệ VelociRaptor ra đời thay thế cho đàn anh Raptor. Với 3 mức dung lượng 1 TB, 500 GB và 250 GB và bộ đệm 64 MB, các ổ VelociRaptor được hưởng chế độ bảo hành 5 năm từ WD.

    WD VelociRaptor 1 TB

    Điểm đặc biệt của VelociRaptor là sử dụng phiến đĩa 2,5” nhưng kích thước ổ đĩa vẫn là 3,5”. Hướng đến các hệ thống hoạt động liên tục và truy xuất dữ liệu tốc độ cao, thiết kế của ổ rất chú trọng khả năng tản nhiệt. Lớp vỏ nhôm đen được xẻ rãnh 2 bên để tăng tối đa diện tích tiếp xúc với không khí, giữ cho ổ luôn mát mẻ.

     
     
     
     
     
     

    Tuy sử dụng phiến đĩa 2,5” nhưng với lớp vỏ tản nhiệt này, VelociRaptor có kích thước giống như các ổ 3,5” thông thường. Ổ sử dụng giao tiếp SATA 6 Gbps.

     
     

    Dung lượng sau format của ổ là 931 GB.

     

    Cấu hình thử nghiệm – Nội dung thử nghiệm

    - Bo mạch chủ: ASRock Z77 Extreme4
    - Bộ xử lý: Intel Core i5-3570K
    - Bộ nhớ trong: 2x 4GB Kingston HyperX T1 1866
    - Ổ cứng: SSD Kingston HyperX 240GB
    - Nguồn: 660W

    Nội dung thử nghiệm bao gồm:
    - Các phần mềm benchmark ổ cứng: Crystal DiskMark, AS SSD, ATTO Disk Benchmark, HD Tune Pro, HD Tach.
    - Thời gian sao chép dữ liệu và giải nén: sao chép thư mục nặng 1,16 GB chứa 290 tập tin JPEG; sao chép tập tin mkv nặng 1,86 GB; giải nén tập tin iso nặng 7,08 GB.
    - Thực tế sử dụng tập tin Excel nặng 60 MB dùng để thống kê và dự đoán chứng khoán chứa hàng trăm biểu đồ, cực nhiều số liệu và công thức.

    * Lưu ý: Để so sánh tốc độ của VelociRaptor với các ổ HDD 7200 vòng/phút thông thường, tôi cung cấp thêm vài kết quả benchmark của ổ Blue 320GB và ổ Blacka 500GB. Các kết quả của Blue và Black được ghi lại trên cấu hình Z68 i5-2500K ngày trước nên chỉ có tính tham khảo tương đối.

    Crystal DiskMark

    Đầu tiên là phần mềm thông dụng nhất để đánh giá ổ cứng: Crystal DiskMark. VelociRaptor sở hữu tốc độ đọc – ghi rất cao so với các HDD khác, lên tới 209,7 – 205,2 MB/s. Ổ Black tuy cũng thuộc loại dân dụng cao cấp nhưng vẫn còn thua xa. Các ổ thông thường như Blue thì chỉ bằng một nửa.

    VelociRaptor có tốc độ 4K vượt trội – một chỉ số ảnh hưởng quyết định đến tốc độ chạy ứng dụng.

     

    ATTO Disk Benchmark

    ATTO Disk Benchmark ghi nhận tốc độ đọc – ghi của VelociRaptor lên tới 226 – 199 MB/s, cao hơn rất nhiều 107 – 106 MB/s của ổ Blue.

     
     

    HD Tune Pro

     
     

    HD Tach

     
     
     

    Thời gian sao chép dữ liệu và giải nén

    Tôi tiến thành thử nghiệm bằng cách đo thời gian: sao chép thư mục nặng 1,16 GB chứa 290 tập tin JPEG; sao chép tập tin mkv nặng 1,86 GB; giải nén tập tin iso nặng 7,08 GB.

     

    Kết quả ghi nhận được cho thấy tốc độ sao chép và giải nén dữ liệu của VelociRaptor cao hơn Blue và các ổ HDD thông thường từ 2 -> 3 lần. Điều này có được nhờ tốc độ 512K và 4K cao.

    Thực tế sử dụng tập tin Excel nặng 60 MB

    Đây là tập tin Excel dùng để thống kê và dự đoán chứng khoán chứa hàng trăm biểu đồ, cực nhiều số liệu và công thức. Đây là bài test tôi sử dụng để đánh giá khả năng phục vụ công việc của V 200.

     

    File Excel tôi đang dùng cho thấy không thể coi thường các ứng dụng văn phòng hàng ngày. Ổ VelociRaptor rõ ràng khiến hiệu quả công việc tăng lên rất nhiều. Do quá nhiều số liệu và biểu đồ, ổ Blue phải mất tới 31 giây để bật xong file, còn ổ VelociRaptor chỉ cần 18 giây. Nếu bạn cho rằng thời gian khởi động vài chục giây không quan trọng lắm, thì trễ nhập dữ liệu lại là một chuyên khác. Mỗi khi tôi nhập dữ liệu mới, rất nhiều biểu đồ bị tác động. Khi dùng ổ Blue, Excel bị treo khoảng 1 giây rồi mới trở lại bình thường (tạm gọi là trễ nhập dữ liệu). Ổ VelociRaptor hoàn toàn không xảy ra hiện tượng này.

    Kết luận

    Với VelociRaptor, WD cung cấp cho người dùng thêm 1 giải pháp lưu trữ tốc độ cao bên cạnh SSD. Tuy tốc độ không thể sánh được với các ổ cứng thể rắn nhưng ưu điểm của giải pháp này là sự cân bằng giữa 3 yếu tố tốc độ - dung lượng - giá thành. Nhờ lớp vỏ tản nhiệt dày, nhiệt độ hoạt động của ổ rất lý tưởng. Duy có điều ổ phát ra tiếng lách cách nhỏ khi hoạt động hết năng suất, sẽ là một phiền toái nho nhỏ đối với người dùng đề cao sự yên tĩnh.

     

    Trong bối cảnh ổ SSD còn quá đắt và dung lượng chưa cao, VelociRaptor là một giải pháp mà game thủ, kĩ sư và người làm thiết kế nên lưu tâm, bởi ổ HDD hiện đang là nút thắt gây suy giảm hiệu năng cấu hình mạnh của bạn.

    Sản phẩm có giá 212 USD cho dung lượng 1 TB, 131 USD cho dung lượng 500 GB và 94 USD cho dung lượng 250 GB.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ