Xem đoạn video quay chậm này bạn sẽ thấy được cú chích của loài bọ cạp nguy hiểm nhất thế giới đáng sợ như thế nào

    Ryankog,  

    Trước khi chiếc đuôi chạm vào mục tiêu xấu số, nó như múa một vũ điệu tử thần giữa không trung.

    Được biết đến dưới cái tên rất ngầu là Deathstalker, loài bọ cạp có chiều dài khoảng 10cm này là một trong những sinh vật có nọc độc mạnh nhất thế giới, cùng với đó là cái đuôi có tốc độ chích siêu nhanh, lên đến 1,3m/s. Thông thường thì bạn rất khó có thể quan sát chi tiết chuyển động đuôi của Deathstalker cũng như những loài bọ cạp khác khi chúng “ra đòn", nhưng với công nghệ hiện đại, camera tốc độ cao sẽ cho bạn thấy cận cảnh “vũ điệu tử thần" mà bọ cạp dùng để đánh đuổi kẻ thù cũng như để tiêu diệt con mồi.

    Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà sinh vật học Arie van der Meijden từ trường Đại học Portio tại Bồ Đào Nha đã sử dụng camera tốc độ cao để quay và phân tích cú chích của 7 loại bọ cạp. Trong số những loài được quan sát thì Deathstalker đứng đầu với tốc độ siêu cao và cực kỳ hiệu quả.

    Để quay được động tác của những con bò cạp, các nhà khoa học đã dựng một khu vực nhỏ với 4 mặt được bao bọc bởi gương. Sau đó, họ sẽ đăt con bọ cạp vào giữa rồi dùng que để kích thích nó tung ra cú chích, mọi hành động của con vật sẽ được ghi lại bằng một camera đặt phía trên, có khả năng ghi hình ở tốc độ 500 khung/giây. Qua phản chiếu của gương, chuyển động của bọ cạp sẽ được ghi lại từ nhiều góc khác nhau và các nhà khoa học có thể dựng lên ảnh 3D của quỹ đạo tấn công.

    Với thông tin về quỹ đạo, tốc độ, gia tốc của cú chích từ nhiều loại bọ cạp, các nhà nghiên cứu đã có thể theo dõi cá yếu tố trên liên quan như thế nào đến cấu tạo hình dáng cụa bọ cạp. Họ nhận ra rằng mỗi loại bọ cạp có một cách tấn công và phòng vệ khác biệt. Mỗi loài khác nhau về cả quỹ đạo, đốc độ, vùng chích, và thời gian giữa những cú chích. Tuy nhiên, họ cũng nhận ra rằng bọ cạp thường tấn công theo một trong hai kiểu: tầm rộng và tầm ngắn, trong đó, kiểu tấn công tầm rộng chính xác và nhanh hơn.

    Những cú tấn công tầm rộng rất hiệu quả do có không gian hoạt động lớn, tăng khả năng tấn công trúng và đâm xuyên mục tiêu của bọ cạp. Nhìn chung, tấn công tầm rộng mang sẽ giúp bọ cạp đạt được tốc độ nhanh nhất, giúp phần đuôi có được đà tấn công tốt nhất. Ngược lại, những cú chích tầm ngắn tuy không nhanh và mạnh bằng, nhưng cho phép bọ cạp thu hồi đuôi về và thực hiện đòn tấn công tiếp theo nhanh hơn.

    Cú chích tử thần của bọ cạp khi được quay chậm

    Qua quan sát đoạn video quay chậm, các nhà nghiên cứu đã nhận ra cách mà Deathstalker di chuyển đuôi trên không và chích thẳng xuống mục tiêu trước khi đưa đuôi về vị trí cũ để sẵn sàng cho đợt tấn công tiếp theo. Deathstalker là loại bọ cạp sống ở những vùng khô hạn tại Bắc Phi và Trung Đông. Nọc độc của nó cực kỳ nguy hiểm, đủ để giết chết trẻ em.

    Một thử nghiệm khác cho thấy bọ cạp hoàng đế (emperoremperor scorpion) - loài bọ cạp lớn nhất thế giới - cũng thực hiện những cú chích tầm rộng tương tự Deathstalker. Nhưng những loài khác như bọ cạp đen, hay những bọ cạp thuộc hi Hottentotta, lại có quỹ đạo tấn công hình tròn, khi di chuyển đuôi theo hình tròn trên không trước khi chích mục tiêu. Và khi so sánh giữa những bọ cạp có đuôi to và bọ cạp đuôi mỏng, đáng ngạc nhiên là loài có đuôi to lại nhanh hơn. Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng nhận ra những bọ cạp có đuôi giống nhau thì sẽ có cách tấn công tương tự nhau.

    Trong tương lai, nhưng nhà nghiên cứu hy vọng sẽ hiểu được vì sao bọ cạp lại dùng nhiều cách tấn chích như vậy. Điều này có thể liên quan đến những kẻ thù mà chúng cần tấn công để tự bảo vệ bản thân, hay cũng có thể là do một số loài bọ cạp thường dùng càng để đẩy lùi mối nguy thay vì dùng đuôi. Bọ cạp thường dùng đuôi chứa nọc độc để đánh đuổi dơi, rắn, và các loài săn mồi khác, nhưng cũng dùng thứ vũ khí này để bắt con mồi.

    Tham khảo: Gizmodo

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày