Xiaomi tự tin tuyên bố trước thềm sự kiện IPO: Chưa có công ty nào được như chúng tôi đâu

    KON,  

    Xiaomi dõng dạc tuyên bố là một chuyện, song tin được hay không lại là chuyện khác.

    Trước thềm sự kiện IPO của Xiaomi, tại một cuộc họp báo tại Hồng Kông vào hôm thứ bảy vừa qua, các nhà sáng lập của công ty lại một lần nữa khẳng định rằng: Xiaomi không chỉ là một công ty smartphone đâu, và không có một công ty nào ngoài kia làm được như Xiaomi.

    Xiaomi bắt đầu nhận đơn đặt từ các tổ chức đầu tư kể từ thứ hai, ngày 25 tháng 6, và cổ phiếu của công ty sẽ bắt đầu giao dịch vào ngày 9 tháng 7. Hiện tại, 2,2 tỷ cổ phiếu đang được chào bán, với mức giá từ 17 đến 22 đô la Hồng Kông (khoảng 2,1 đến 2,8 USD). Công ty hy vọng là sẽ kêu gọi được khoảng 6 tỷ USD. Mức giá cổ phiếu này sẽ khiến tổng giá trị của toàn bộ công ty rơi vào khoảng từ 54 đến 70 tỷ USD. Mức giá dự kiến sẽ được hoàn thiện vào thứ sáu, ngày 29 tháng 6.

    Xiaomi tự tin tuyên bố trước thềm sự kiện IPO: Chưa có công ty nào được như chúng tôi đâu - Ảnh 1.

    James Paradise, đồng chủ tịch của Goldman Sachs Asia Pacific, một nhà đồng tài trợ của thương vụ IPO lần này, đã khai màn cuộc họp báo bằng cách miêu tả Xiaomi như là "một loại giống loài mới." Trong buổi thuyết trình kéo dài nửa giờ của CEO Lei Jun, ông đã chia sẻ về "mô hình kinh doanh ba môn phối hợp" của Xiaomi. Theo ông, Xiaomi thực chất là 3 công ty trong một.

    CFO Chew Shou Zi của Xiaomi chia sẻ tại sự kiện: "Bạn không nên coi Xiaomi là một công ty phần cứng, một công ty internet hay một công ty thương mại điện tử. Chúng tôi là một loại công ty hiếm mà có thể làm được cả phần cứng, internet và thương mại điện tử. Công ty kiểu này thực chất là từ trước tới nay chưa bao giờ có."

    Xiaomi tự tin tuyên bố trước thềm sự kiện IPO: Chưa có công ty nào được như chúng tôi đâu - Ảnh 2.

    Nhưng liệu mô hình kinh doanh của Xiaomi có thực sự là mới? Không phải là việc bán sản phẩm công nghệ với giá rẻ cho nhiều người là một mô hình khá là truyền thống hay sao? Liệu Xiaomi có thực sự là công ty công nghệ lớn duy nhất mà có nhiều ngạnh trong mô hình kinh doanh của mình hay không? Đây là những câu hỏi mà Xiaomi đã cố gắng giải thích trước thềm sự kiện IPO, được dự kiến sẽ là một trong những sự kiện lớn nhất trong một vài năm nay.

    Vào ngày thứ bảy, Lei Jun chia sẻ rằng mô hình "ba môn phối hợp" của Xiaomi bao gồm "ba trụ cột": bán smartphone, bán các phần cứng kết nối internet và các sản phẩm offline khác, và bán dịch vụ internet, thường là các dịch vụ quảng cáo hay các món hàng hoá ảo trên bộ ứng dụng di động mà Xiaomi phát triển.

    Xiaomi tự tin tuyên bố trước thềm sự kiện IPO: Chưa có công ty nào được như chúng tôi đâu - Ảnh 3.

    Mặc dù Lei Jun và các nhà lãnh đạo khác của công ty đều muốn tập trung nói về sự độc đáo của công ty, nhằm khơi mào sự hứng thú của các nhà đầu tư cho công ty; có một vài sự thật mà chúng ta cần phải được biết.

    Hãy nhìn vào Apple. Trong khi Apple kiếm tiền từ cả phần cứng và phần mềm, điện thoại của Apple là điểm nổi bật hơn cả, do các mẫu iPhone chạy phần mềm iOS độc quyền của công ty, và iPhone vẫn là sản phẩm đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho công ty. Trái lại, Xiaomi chỉ bán các thiết bị chạy Android và chúng chỉ đem lại lợi nhuận mỏng như dao cạo. Cho đến bây giờ, chưa có một công ty phần cứng nào có thể gây dựng được một doanh nghiệp toàn cầu bằng việc bán các thiết bị giá rẻ như một phương tiện để thu lời từ quảng cáo và các dịch vụ khác. Đồng thời, các công ty internet như Alibaba và Amazon cũng đã dấn thân vào kinh doanh phần cứng, song nó chưa bao giờ là một phần cốt lõi cho doanh thu của họ.

    Xiaomi tự tin tuyên bố trước thềm sự kiện IPO: Chưa có công ty nào được như chúng tôi đâu - Ảnh 4.

    Liệu mô hình kinh doanh của Xiaomi có thể giúp họ được định giá 70 tỷ USD hay không? Điều này phụ thuộc vào việc liệu các nhà đầu tư muốn tập trung vào mảng phần cứng hay mảng internet của Xiaomi, và liệu họ có nhìn thấy được tiềm năng tăng trưởng trong mỗi khía cạnh của công ty hay không.

    Theo các giám đốc của Xiaomi, ba trụ cột của công ty đều được kết nối để cả 3 đều có thể tăng trưởng: Xiaomi cho rằng những người sở hữu smartphone của công ty sẽ có nhiều khả năng sẽ mua luôn cả những mặt hàng khác của Xiaomi. Công ty đã đầu tư vào hơn 200 công ty sản xuất sản phẩm, từ các loại xe tay ga chạy điện, máy lọc không khí, cho đến các loại bút bi. Những sản phẩm này đều được gắn mác Xiaomi. Ngoài ra, các giám đốc của công ty cũng lập luận rằng những người sở hữu smartphone của Xiaomi cũng sẽ muốn dành nhiều thời gian cho các ứng dụng của Xiaomi hơn. Hiện có hơn 30 ứng dụng của Xiaomi, nơi mà người dùng sẽ gặp phải quảng cáo.

    Xiaomi tự tin tuyên bố trước thềm sự kiện IPO: Chưa có công ty nào được như chúng tôi đâu - Ảnh 5.

    Ông Lei Jun cho biết ông thấy được tiềm năng doanh thu khổng lồ từ mảng kinh doanh internet. Ông chỉ ra rằng doanh thu trung bình từ mỗi người dùng là 9 USD. Trong khi đó, doanh thu trung bình từ mỗi người dùng của Facebook là 20 USD, và của Tencent là 35 USD. Ngoài ra, có nguy cơ cao là mô hình kinh doanh internet của Xiaomi sẽ không đạt được thành công tại nước ngoài như cách họ đã làm tại Trung Quốc.

    Mặc dù các mẫu điện thoại của Xiaomi đã bán chạy tại Ấn Độ và hiện đang có những dấu hiệu khả quan tại Châu Âu, việc tạo ra các phần mềm và quảng cáo để thu hút những người dùng không phải là người Trung Quốc có thể sẽ khó khăn hơn những gì mà Xiaomi đã dự tính. Tại Trung Quốc, các ứng dụng điện thoại của Google bị chặn bởi tường lửa của Trung Quốc, và các dịch vụ như YouTube và Facebook cũng có số phận tương tự tại quốc gia này. Vì thế, sự thành công của Xiaomi cũng phần lớn là do họ đã không phải đối chọi lại với các công ty công nghệ khổng lồ của Mỹ.

    Tham khảo Quartz

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ