Yahoo: Mặt trái của những thương vụ thâu tóm triệu đô

    Trần Anh, Trần Anh 

    Yahoo liệu có thành công với những thương vụ thâu tóm?

    Trong thời điểm hiện tại, để hiện thực hóa mục tiêu tăng cường khả năng hoạt động cũng như khẳng định vị thế của mình trong thung lũng Sillicon, nữ CEO của Yahoo – bà Marissa Mayer đã và đang tập trung mọi nguồn lực cần thiết, bao gồm cả việc “thâu tóm” các startup nhỏ hoạt động trong lĩnh vực di động với số tiền lên tới hàng chục triệu USD.


    Tiếp đó, bà Mayer cũng đưa những người sáng lập của các startup trên lên các phương tiện truyền thông nhằm PR cho công ty của họ. Đây là lý do tại sao, trong thời gian gần đây, chúng ta thấy có những bài báo liên quan tới Nick D’Aloisio, CEO 17 tuổi của Summly - startup phát triển ứng dụng đọc tin tức trên di động và được Yahoo mua lại với giá ước tính khoảng 30 triệu USD.
     
    Yahoo: Mặt trái của những thương vụ thâu tóm triệu đô 1
    Nick D'Aloisio - CEO 17 tuổi của Yahoo.

    Bên cạnh đó, cũng có những câu chuyện kể về Robby Stein, cựu CEO của Stamped, một startup nhỏ ở thành phố New York được Yahoo “rước” về với cái giá khoảng 3 triệu USD.

     
    Cho dù chiến lược của nữ CEO xinh đẹp của Yahoo có những điểm mới hơn so với các CEO tiền nhiệm nhưng nó vẫn bộc lộ một số bất cập.

     
    Trên tờ Thời báo New York số ra ngày mùng 7/4 vừa qua, Jenna Wortham và Nicole Perlroth đã đưa ra câu chuyện về một ông chủ startup: Năm ngoái, ngay sau khi bà Mayer trở thành tân CEO của Yahoo, một giám đốc đã phải “miễn cưỡng” đến với Yahoo sau khi chào bán công ty của mình không thành công ở Facebook và Google.

     
    Yahoo: Mặt trái của những thương vụ thâu tóm triệu đô 2
    Khi bà Mayer trở thành CEO của Yahoo
     
    “Tại trụ sở của Facebook và Google, các văn phòng luôn bận rộn với các hoạt động mang tính chất công việc, bàn tiếp tân của họ sử dụng những chiếc máy tính bảng “bóng lộn” và những người trong ban quản trị mà tôi trực tiếp làm việc thì chuẩn bị mọi thứ đâu vào đó, như thể họ biết cả cỡ quần đùi mà tôi đang mặc là bao nhiêu vậy. Tuy nhiên, khi đến với Yahoo, mọi chuyện lại hoàn toàn khác. Tôi phải dừng xe ở một bãi đỗ trống không và nhiều phòng làm việc vắng bóng nhân viên trong giờ hành chính. Họ cho tôi sử dụng những chiếc PC đầy bụi với giao diện nhạt nhẽo cùng với phiên bản trình duyệt cũ rích. Tệ hơn cả, ban điều hành rõ ràng đã không buồn động tới bản lý lịch của tôi.
     
    Tôi cảm thấy thất vọng bởi những hoạt động thiếu tính tổ chức, họ không thực hiện theo hợp đồng và không có bất cứ hỗ trợ nào nếu tôi làm việc tại trụ sở. Do đó, nếu họ muốn tôi làm việc, họ sẽ phải trả cao gấp 2 lần so với những công ty khác.”
     
    Nhưng giờ mọi chuyện đã đổi khác, rõ ràng, bà Mayer chú trọng hơn tới thương hiệu của Yahoo ở thung lũng Sillicon. Trước kia, bà từng ban hành quy định cấm nhân viên làm việc tại nhà bởi nữ CEO của hãng muốn lấp đầy các khoảng trống ở bãi đỗ xe, giúp trụ sở của hãng “nhộn nhịp hơn” khi các nhân viên đi lại và chuyện trò cùng nhau.
     
    Yahoo: Mặt trái của những thương vụ thâu tóm triệu đô 3
    "Yahoo muốn lấp đầy khoảng trống ở các văn phòng và bãi đỗ xe"
     
    Không những vậy, khác với những Larry Page của Google hay Mark Zuckerberg của Facebook, bà Mayer giờ đây cũng đã “thân thiện” hơn khi để mắt tới những công ty nhỏ hơn và sẵn sàng đàm phán với những ông chủ của các công ty đó nhằm đưa ra quyền lợi thỏa đáng nhất cho họ. Hy vọng một ngày nào đó, thành công sẽ trở lại với Yahoo và hãng sẽ tìm lại được chính mình như những ngày hoàng kim.
     
    Tham khảo: Businessinsider
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ