YouTube bị tố tham view bất chấp tất cả, không khuyến khích nhân viên báo cáo video nội dung xấu, độc hại

    Chíp,  

    Mục tiêu nội bộ của YouTube là đạt 1 tỷ giờ xem mỗi ngày, bất chấp các nội dung xấu, độc hại xuất hiện tràn lan.

    Theo Bloomberg, với mục tiêu tăng lượt view, tương tác, trong nhiều năm qua, YouTube đã phớt lờ những khiếu nại, yêu cầu giải quyết và gỡ bỏ các nội dung độc hại của nhân viên. Theo hơn 20 nhân viên đã và đang làm việc tại YouTube, rất nhiều nhân viên đã đề xuất các phương án nhằm hạn chế sự lan truyền của những video có nội dung quấy rối, cực đoan và/hoặc thuyết âm mưu nhưng lãnh đạo YouTube đã bỏ qua tất cả bởi họ chỉ quan tâm nhiều hơn tới việc tăng lượt view.

    Trong số đó, năm 2016 một kỹ sư đã đưa ra kiến nghị rằng không gỡ các video lập lờ giữa ranh giới vi phạm chính sách nhưng sẽ loại bỏ chúng khỏi tab đề xuất. Tuy nhiên, YouTube từ chối kiến nghị này và tiếp tục đề xuất những video đang được quan tâm bất kể nội dung của chúng gây tranh cãi như thế nào. Theo các nhân viên, mục tiêu nội bộ của YouTube là đạt 1 tỷ giờ xem mỗi ngày mà không quan tâm tới nội dung của video.

    YouTube bị tố tham view bất chấp tất cả, không khuyến khích nhân viên báo cáo video nội dung xấu, độc hại - Ảnh 1.

    "Tôi rất tự tin khi nói rằng họ đã sai lầm nghiêm trọng", một kỹ sư giấu tên chia sẻ với Bloomberg. Tới tận tháng 1/2019, YouTube mới áp dụng chính sách mà anh kỹ sư này đề xuất.

    Ngoài ra, YouTube cũng không khuyến khích các nhân viên bên ngoài nhóm kiểm duyệt tìm kiếm các video độc hại trên YouTube. Các luật sư của hãng này cho rằng công ty sẽ phải chịu trách nhiệm lớn hơn nếu có bằng chứng cho thấy các nhân viên biết và thừa nhận sự tồn tại của những video nội dung xấu.

    Ít nhất 5 nhân viên đã bỏ việc vì YouTube không sẵn sàng giải quyết vấn đề nội dung độc hại. Theo một cựu nhân viên, CEO Susan Wojciki không quan tâm tới vấn đề này bởi quan điểm của bà ấy là chỉ điều hành công ty chứ không tham gia vào việc giải quyết các thông tin sai lệch và nội dung nguy hiểm.

    Về phía mình, phát ngôn viên của YouTube tuyên bố rằng họ đã bắt đầu hành động vào cuối năm 2017 và tiến hành gỡ các kênh truyền bá nội dung độc hại trong năm 2017. Dẫu vậy, tới cuối năm ngoái nhóm kiểm duyệt nội dung của YouTube mới chỉ có 20 nhân viên.

    Năm 2018, YouTube bắt đầu cố gắng hạn chế tin giả và các thuyết âm mưu trên nền tảng của mình. Năm nay, hãng này bắt đầu gỡ quảng cáo khỏi các nội dung độc hại. Dẫu vậy, ngay cả khi YouTube có thể ngăn chặn sự lan truyền của các video gây tranh cãi, họ sẽ vẫn phải vật lột với vấn đề cốt lõi là kiểm duyệt nội dung bởi các video độc hại vẫn xuất hiện tràn lan.

    Tags:
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ