16 ví dụ cho thấy không ai giỏi hơn người Trung Quốc trong việc làm hàng nhái

    May,  

    Từ đồ công nghệ, sản phẩm thời trang cho tới công viên, siêu thị... đều được Trung Quốc nhái lại một cách tinh vi.

    Ngành công nghiệp làm hàng nhái của Trung Quốc đã và đang phát triển cực kì hưng thịnh. Chắc hẳn nhiều người sẽ cảm thấy sốc khi biết rằng cứ 10 sản phẩm được bày bán trực tuyến tại thị trường nội địa nước này thì có đến 4 sản phẩm là hàng giả, hàng kém chất lượng - theo như báo cáo của Tân hoa Xã năm 2015.

    Trung Quốc không hề cấm bán hàng giả trên mạng. Chính vì thế mà toàn bộ thị trường trực tuyến của nước này đều ngập tràn hàng giả đại hạ giá khiến cho các sản phẩm mang thương hiệu Mỹ như KFC và WalMart được cho là quá đắt đỏ so với mặt bằng chung.

    15 thương hiệu nhái trắng trợn dưới đây như tái khẳng định rằng danh hiệu "vua hàng giả" dành cho Trung Quốc là hoàn toàn xứng đáng.

    1. Thương hiệu đồ thể thao Uncle Martian

    Gần đây nhất, thương hiệu đồ thể thao nhái của Trung Quốc - Uncle Martian (chú Sao Hỏa) được tung ra và nạn nhân không ai khác chính là Under Armour (một trong những thương hiệu đồ thể thao hàng đầu của Mỹ). Được biết, theo cách phát âm của người Trung Quốc thì Uncle Martian đọc gần giống Under Armour.

    Hơn nữa, logo của ông chú Sao Hỏa gần như bê nguyên xi từ Under Armour về, chẳng qua thêm thắt chi tiết nhưng vẫn xấu hơn logo chính hiệu. Hiện tại, Under Armour đang cân nhắc việc thực hiện các biện pháp pháp lý để ngăn chặn hành vi sao chép của Uncle Martian.

    2. Khi HiPhone chẳng khác gì iPhone

    Nhiều năm qua, HiPhone đã sao chép từ thiết kế cho đến giao diện của iPhone - smartphone cao cấp do Apple sản xuất. Chiếc HiPhone 6 dưới đây giống hàng thật như đúc, điểm khác biệt duy nhất là chiếc smartphone nhái này chạy hệ điều hành Android được tinh chỉnh cho giống iOS.

    3. iPad Air nhái có giá bán cực hấp dẫn

    Chiếc Onda Air là một sản phẩm nhái lại chiếc máy tính bảng iPad Air. Từ kích cỡ cho đến kiểu dáng đều khá giống với thiết bị của Apple, thậm chí Onda Air còn chơi trội hơn khi chạy được cả hai hệ điều hành Android và Windows thay vì chỉ chạy iOS như iPad Air. Bạn có thể dễ dàng tìm mua Onda Air trên mạng với giá chỉ bằng 1/3 so với hàng thật.

    4. Apple Store nhái mọc lên như nấm

    Nhái sản phẩm thôi còn chưa đủ, người Trung Quốc không hề thương tiếc khi còn nhái luôn cả Apple Store. Các cửa hàng này được trang trí và trưng bày giống hệt Apple Store. Được biết, chỉ riêng thị trấn Thẩm Quyến của Trung Quốc đã có hơn 30 cửa hàng Apple Store nhưng chỉ có duy nhất một Apple Store và 5 đại lý khác được Apple chính thức ủy quyền, còn lại đều là giả mạo. Apple cũng đã yêu cầu chính phủ Trung Quốc bảo hộ quyền thương hiệu, tuy nhiên tại thị trường này thì đó là điều khó có thể thực hiện được.

    5. Nhái cả ô tô thì quá khủng rồi!

    Chiếc Landwind X7 này lấy cảm hứng từ thiết kế Range Rover Evoque - mẫu xe hạng sang Anh quốc. Landwind đã không ngần ngại bê nguyên thiết kế của đèn pha, ba-đờ-sốc, đường bao mái, cửa xe cho đến lưới tản nhiệt trên Range Rover Evoque về xe của mình khiến cho hàng nhái càng giống thật hơn.

    6. Đến Rolls Royce Phantom cũng không thoát khỏi vấn nạn này

    Để giúp người dân không phải bỏ ra quá nhiều tiền mua xế sang, nhà sản xuất ô tô Geely của Trung Quốc đã cho ra mắt mẫu GE trông chả khác gì xe siêu hạng sang Rolls Royce Phantom.

    7. Là hàng nhái nhưng công viên Shijinghan vẫn đẹp long lanh

    Công viên giải trí Shijinghan ở Bắc Kinh ngang nhiên "bắt chước" Walt Disney mà chẳng cần xin phép. Năm 2007, Disney đã đàm phán với Shijinghan yêu cầu công viên này chấm dứt mọi vi phạm bản quyền nhưng để đáp lại, Shijinghan lại tiếp tục nâng cấp và mở rộng thay vì đóng cửa. Nhà quản lý Shijinghan cho biết rằng họ không hề sao chép mô hình công viên của Walt Disney (ai mà tin chứ!)

    8. Wumart

    Rõ ràng là WalMart đã mang lại rất nhiều cảm hứng cho sự hình thành nên chuỗi siêu thị Wumart. Chính người đại diện của Wumart cũng đã thẳng thắn chia sẻ: "Chúng tôi mong rằng mình sẽ trở thành WalMart của Trung Quốc".

    9. Nếu tìm Starbucks khó quá thì hãy ghé thử Sunbucks xem sao

    10. Nhà hàng OFC - Obama Fried Chicken (Gà rán Obama) có biển hiệu nhái theo phong cách KFC (từ kiểu chữ, màu chữ), điểm khác biệt duy nhất trên tấm biển hiệu là hình ảnh Tổng thống Mỹ Obama thay cho ông già Kentucky. Obama chắc chắn không cảm thấy vui chút nào khi "được" là gương mặt đại diện cho hãng đồ ăn nhanh này đâu.

    11. Pizza Huh?

    Thật dễ hiểu nếu như Pizza Hut bị làm nhái.

    12. McDonald

    Đến McDonald bị làm nhái cũng là chuyện bình thường. Có thể thấy rằng, trình độ nhái thương hiệu của Trung Quốc đã đạt đến đỉnh cao của sự tinh tế.

    13. Harry Potter

    Cả Harry Potter và Chúa tể những chiếc nhẫn đều bị người Trung Quốc chế lại thành một truyện mới có tên "Harry Potter and the Leopard Walk-Up-To Dragon."

    14. Oreos

    Có một sự tương đồng đáng kể giữa Borios và Oreos

    15. Olay

    Dầu gội Olay được thay thế bằng Okay.

    16. Singum Doublemint

    Nhà sản xuất Wrigley còn lười biếng tới mức độ chỉ thay đổi vị trí chữ I và chữ L để tạo nên một thương hiệu Singum mới rất khó đọc: Doubiemlnt.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày