Công nghệ ảnh hưởng tới sự bất bình đẳng, môi trường, giáo dụng, y tế và an ninh trên thế giới như thế nào?
Hàng năm, 2.500 hoặc hơn các nguyên thủ quốc gia, doanh nhân và nhà khoa học đều có mặt tại Davos, Thụy Sĩ, để tham gia thảo luận về các vấn đề lớn trên thế giới. Chủ đề bao quát của năm nay là tính chất đột phá của công nghệ, năm cách công nghệ thay đổi thế giới theo cả hai hướng tốt đẹp và tồi tệ hơn.
1. Sự giàu có từ công nghệ chưa được phân bổ đồng đều
Tổng thể, công nghệ khiến thế giới trở nên giàu có hơn nhưng không phải tất cả mọi người đều được hưởng lợi từ công nghệ. Năm 2009, 1% dân số thế giới nắm trong tay 44% tài sản của toàn cầu, vào năm 2014, con số này tăng lên 48% và dự kiến sẽ tăng lên 54% trong năm 2020. Đây không phải là xu hướng mà 99% dân số còn lại mong đợi nhưng họ không thể làm gì hơn.
Lao động tay nghề thấp sẽ phải lo lắng nhiều hơn bởi trong tương lai họ có thể bị thay thế bằng máy móc tự động hóa. Tuy vậy, họ không phải là những người duy nhất phải lo lắng. Một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2013 của Đại học Oxford dự đoán rằng 47% việc làm tại Mỹ sẽ được robot đảm nhận trong 10 đến 20 năm tới.
Và sự xuất hiện ngày càng nhiều của những trang web như WebMD, LegalZoom and E*Trade tạo mối đe dọa không nhỏ cho những chuyên gia như luật sư, bác sỹ và nhân viên tư vấn tài chính. Những công việc nào không bị công nghệ đe dọa? Trong tương lai, những công việc thiên nhiều về nghệ thuật, cảm nhận, sự đồng cảm như họa sĩ, nhà thiết kế và y tá có thể vẫn duy trì được vị thế.
2. Bác sĩ và nhà khoa học có thể sử dụng công nghệ để giải quyết những vấn đề tưởng chừng như không thể vượt qua
Các bác sĩ đã đóng góp nhiều thành tựu cho thế giới. Chỉ trong vòng 30 năm, HIV từ một bản án tử hình biến thành một căn bệnh có thể kiếm soát. Tuy nhiên, những bước nhảy vọt lớn hơn đang lấp ló ở phía chân trời. Theo số liệu gần đây nhất, trong năm 2014, các hãng đầu tư mạo hiểm đã rót 11 tỷ USd vào các công ty chăm sóc sức khỏe, tăng 30% so với năm trước đó.
Số tiền này được dùng để phát triển các siêu máy tính chứa hàng tấn dữ liệu hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh trở nên dễ dàng hơn. Hơn nữa, siêu máy tính sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về các vật chất di truyền trong cơ thể và giúp chúng ta chống lại dịch bệnh. Năm 2002, để giải mã toàn bộ trình tự gen người, chúng ta cần phải bỏ ra tới 100 triệu USD nhưng hiện nay quy trình này chỉ tiêu tốn 1.000 USD. Tới năm 2020, chúng ta có thể thực hiện quá trình trên với số tiền tương đương một tách cà phê.
Công nghệ có thể là một con dao hai lưỡi nhưng trong lĩnh vực y tế nó giúp ích cho chúng ta rất nhiều.
3. Công nghệ phát triển không đồng nghĩa với việc giáo dục trở nên tốt hơn
Hiện trên kho ứng dụng App Store của Apple có hơn 80.000 ứng dụng giáo dụng, 72% trong số chúng dành cho trẻ em mầm non và mẫu giáo. Trong khi các bậc phụ huynh và các nhà phát triển ứng dụng đã chấp nhận cuộc cách mạng công nghệ trong giáo dục thì một báo cáo gần đây của OECD cho thấy công nghệ đang khiến giáo dục trở nên tệ hơn.
Kết quả nghiên cứu của OECD trên 40 quốc gia cho thấy những sinh viên sử dụng máy tính cho việc học ít hơn mức trung bình thường làm bài kiểm tra tốt hơn. Trong khi đó, những sinh viên sử dụng máy tính trên mức trung bình đạt số điểm thấp hơn cả những người không sử dụng máy tính. Lợi ích của công nghệ tùy thuộc vào cách mà bạn sử dụng nó.
4. Công nghệ có thể giúp chúng ta bảo vệ trái đất
Diễn đàn Kinh tế Thế giới vừa công bố Báo cáo Nguy cơ 2016, trong bảng xếp hạng này, biến đổi khí hậu đứng đầu. Ngân hàng Thế giới ước tính rằng biến đổi khí hậu có thể đẩy hơn 100 triệu người vào cảnh nghèo đói cùng cực vào năm 2030. Tất nhiên, công nghệ là một nhân tố khiến chúng ta lâm vào tình trạng khó khăn. Cuộc cách mạng dầu đá phiến tạo ra kỷ nguyên mới cho ngành công nghiệp dầu và khí đốt. Nó làm giảm giá dầu nhưng gây hại rất lớn cho môi trường.
Dẫu vậy, vẫn có những tin tốt. Nhờ các tiến bộ công nghệ và quy mô nền kinh tế, kể từ khi Barack Obama được bầu làm Tổng thống vào năm 2008 tới nay, giá điện mặt trời đã giảm 78% và giá điện gió giảm 58%. Nếu đặt riêng ra, những con số này chẳng có giá trị nhưng chúng giúp nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng 3% trong năm 2014 mà không tăng lượng khí thải. Năng lượng tái tạo giá rẻ là niềm hy vọng lớn nhất, duy nhất của thế giới này. Mọi người không sẵn sàng thay đổi cuộc sống của họ để tránh những vấn đề trong tương lai ngay cả khi đó là vấn đề nghiêm trọng như biến đổi khí hậu. Do vậy, để tránh những tác động tồi tệ từ biến đổi khí hậu, năng lượng tái tạo cần phải nhanh chóng trở nên rẻ và đáng tin cậy như năng lượng hóa thạch hiện tại.
5. ...Và cũng sẽ tiêu diệt nó nếu chúng ta không cẩn thận
Công nghệ đã tạo ra rất nhiều mối lo mới về an ninh toàn cầu. Mỗi năm các loại tội phạm mạng và gián điệp kinh tế hiện đại khiến thế giới tổn thất hơn 445 tỷ USD, 1% thu nhập toàn cầu. Hiện tại thì chưa nhưng các nhà quan sát lo sợ rằng trong tương lai xung đột không gian mạng có thể vượt qua chiến tranh thực tế.
Công nghệ cũng thay đổi bộ mặt của chiến tranh hiện đại. Một thập kỷ trước, Lầu Năm Góc có 50 chiếc drone nhưng hiện tại nó có hơn 7.000 chiếc drone trong kho vũ khí. Lầu Năm Góc ước tính rằng tới năm 2023 Trung Quốc sẽ có khoảng 42.000 chiếc drone quân sự và những quốc gia khác cũng sẽ chạy theo xu hướng này.
Nhưng điều đáng lo ngại nhất là gì? Công nghệ đã giúp các nhóm khủng bố như ISIS truyền bá rộng rãi các thông điệp gây hấn. Giờ đây, bạn có thể ngồi nhà tìm kiếm những thông tin cần thiết cho việc chế tạo boom với vài cú nhấp chuột. Công nghệ có thể trao quyền lực cho mọi người trên thế giới, kể cả người xấu lẫn người tốt.
Nhiều cuộc bàn luận hiện tại đang xoáy vào vấn đề cải tiến công nghệ giúp ích hay gây hại cho cuộc sống của chúng ta. Chúng ta nên gạt sự lo lắng sang một bên và chỉ tập trung vào cách công nghệ giúp chúng ta phát triển tốt đẹp hơn. 65% trẻ em đang học tiểu học này hôm nay trong tương lai sẽ làm những công việc mới chưa từng xuất hiện trên thế giới. Tốt hơn là chúng ta nên tập trung vào tìm cách để sống trong một thế giới mới, đừng nên suy nghĩ quá nhiều về những gì đã cũ.
Tham khảo Time
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"
Không chỉ là một mô hình AI mới, sự ra đời của Gemini 2.0 còn được Google xem như là cột mốc chuyển giao sang thời đại của các "tác nhân AI".
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI