7 cặp thực phẩm mà bạn nên ăn kèm với nhau, lợi ích bất ngờ

    zknight,  

    Kết hợp chúng cùng lúc, bạn sẽ nhận được những lợi ích dinh dưỡng ngoài mong đợi.

    Giống như cách mà mọi người hay nói, bạn có tin rằng một số thực phẩm “sinh ra là để dành cho nhau”. Điều đó có nghĩa là bạn không nên tách chúng ra mà nên ăn cùng một lúc. Các nhà khoa học chỉ ra rằng một số cặp thực phẩm có chứa những hợp chất có tính “cộng sinh dinh dưỡng”. Kết hợp chúng cùng lúc, bạn sẽ nhận được những lợi ích dinh dưỡng ngoài mong đợi. Hãy xem 7 cặp đôi thực phẩm đó là gì:

    1. Chuối: nên ăn với sữa

    Bạn có vấn đề về dạ dày ư? Hãy ăn chuối. Những quả chuối chứa rất nhiều inulin, một loại chất xơ giúp cân bằng quần thể vi khuẩn tốt trong hệ tiêu hóa của bạn. Hơn nữa, chất xơ này còn giúp tăng cường hấp thụ canxi, rất tốt cho hệ xương của bạn.

    Chuối mà kết hợp với sữa, đó không những là một bữa sáng tuyệt vời. Các nguồn thực phẩm giàu canxi như phô mai, sữa, sữa chua, hay các loại rau như súp lơ xanh, cải xoăn đều có thể cùng chuối để tăng cường sức khỏe cho hệ xương. Hãy thử thái lát chuối và thêm vào ngũ cốc ăn sáng của bạn với sữa tách béo.

    2. Dâu tây: nên ăn với bơ đậu phộng

    Vitamin E được biết đến với tác dụng tăng cường sức khỏe cho mắt, giúp ngăn ngừa thoái hóa hoàng điểm, một nguyên nhân có thể dẫn đến mù lòa. Trong khi đó, Vitamin C có thể tăng cường sức mạnh của Vitamin E, thông qua việc biến nó thành dạng cơ thể dễ hấp thụ.

    Bởi vậy, bạn nên ghép một cặp một thực phẩm trong nhóm giàu vitamin C (dâu tây, trái cây họ cam quýt, cà chua) với một loại thực phẩm trong nhóm giàu Vitamin E (đậu phộng, bơ đậu phộng, hạnh nhân, bơ hạnh nhân, hạt hướng dương).

    3. Súp lơ xanh và mù tạc

    Súp lơ xanh rất giàu sulforaphane, một hợp chất có tác dụng chống ung thư. Tuy nhiên, thật không may rằng việc nấu súp lơ xanh sẽ phá hủy mất myrosinase, một enzyme giúp cơ thể có khả năng hấp thụ sulforaphene.

    Theo một nghiên cứu trên tạp chí British Journal of Nutrition (Tạp chí Dinh dưỡng Anh), bạn có thể bổ sung myrosinase thông qua việc ăn súp lơ xanh với mù tạc hoặc một loại rau sống họ cải, ví dụ như xà lách rocket. Điều này hiển nhiên sẽ giúp sulforaphane hấp thụ vào cơ thể tốt hơn.

    4. Cà phê và đường

    Nếu bạn không mắc tiểu đường hoặc tiền tiểu đường, đừng ngại thêm một lượng nhỏ đường vào cà phê. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Human Psychopharmacology: Clinical and Experimental (Tạm dịch là Dược học tâm thần: lâm sàng và thực nghiệm) chỉ ra đường thêm vào cà phê giúp vùng não quản lý sự chú ý hoạt động hiệu quả hơn so với chỉ uống cà phê không đường. Nếu bạn đang uống trà, hãy thêm một ít mật ong.

    5. Táo và trà xanh

    Đâu là một lựa chọn lành mạnh cho bữa ăn nhẹ đầu giờ chiều? Đó là một tách trà và lát trái cây. Nếu bạn muốn tăng cường sức khỏe hơn nữa, hãy ăn táo kèm với trà. Nghiên cứu chỉ ra rằng hợp chất thực vật quercetin (có mặt trong táo, hành và các loại quả mọng) và catechin (có trong trà xanh và nho tím) khi kết hợp với nhau có thể ngăn ngừa tình trạng ngưng tụ tiểu cầu và đông máu. Bởi vậy, táo và trà xanh có thể là cách để bạn phòng ngừa một cơn đau tim.

    6. Hành tây và bánh mỳ

    Nếu bạn ăn sáng với bánh mỳ nguyên cám, hãy gọi kèm theo một vài lát hành tây và pho mát. Hành tây và tỏi có các hợp chất lưu huỳnh làm tăng sự hấp thu kẽm, một chất dinh dưỡng quan trọng với hệ miễn dịch và khả năng làm lành vết thương. Kẽm thì chứa nhiều trong các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên cám và các loại đậu. Bởi vậy, bạn đừng bỏ lỡ sự kết hợp tuyệt vời này.

    7. Cà rốt và trái bơ

    Bạn đã biết rằng beta-carotene là một chất rất tốt cho cơ thể. Nó có mặt trong nhiều loại rau củ như cà rốt, dưa đỏ, cải xoăn, rau chân vịt. Thế nhưng bạn có biết cơ thể cần chất béo mới có thể hấp thụ beta-carotene.

    Trong trường hợp này thì cà rốt ăn kèm với trái bơ là sự lựa chọn tuyệt vời. Ngoài ra, các nguồn chất béo lành mạnh khác cũng có thể thay thế như quả óc chó, dầu ô liu và dầu hạnh nhân.

    Theo Reader’sDigest

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày