Anh: Cá đực chuyển giới, đẻ được cả trứng vì con người vứt thuốc tránh thai xuống bồn cầu

    Gya Rados Spiderum,  

    Có một vài thứ bạn không nên quẳng vào bồn toilet. Bao bì nhựa. Bao cao su. Những con thú cưng yêu dấu … đã chết. Những thứ này có thể bị mắc kẹt và gây ra những vấn đề cho hệ thống thoát nước. Toilet không phải là một nơi xử lí rác thải kì diệu mà bạn có thể đổ tất cả mọi thứ vào đó.

     Những con cá này là nạn nhân của các hóa chất trong nguồn nước thải.

    Những con cá này là nạn nhân của các hóa chất trong nguồn nước thải.

    Theo một số nghiên cứu gây sốc gần đây của Đại học Exeter, nhiều người còn quẳng cả thuốc ngừa thai vào bồn cầu. Có vẻ như do được sử dụng nhiều, và đôi khi bị cuốn trôi vào "thế giới ngầm" cùng với các hóa chất khác, ít nhất một phần năm số lượng cá đực ở nước Anh đã trở nên "phi giới tính" và chúng mang cả những đặc tính vật lý của cả cá đực và cá cái.

    Các thí nghiệm tại 50 địa điểm khắp nước Anh do Giáo sư Charles Tyler của Đại học Exeter (đồng thời là một nhà nghiên cứu độc tố sinh thái hàng đầu) tiến hành, đã xác nhận sự gia tăng bất thường của cá nước ngọt "phi giới tính". Điều gây tò mò hơn cả, một số con thậm chí… đẻ trứng!

    Những con cá khác đã giảm một lượng lớn thể tích tinh dịch và trở nên ít hung hăng và cạnh tranh hơn khi tìm bạn tình. Do đó, chúng không có khả năng sinh sản và đẻ trứng.

    Điều đáng lưu ý, những con cá con này nhạy cảm hơn với những chất hoá học gây ảnh hưởng so với những con cá con không bị ô nhiễm khác.

     Các thuốc tránh thai hiện nay thường có nhiều hooc-môn nữ.

    Các thuốc tránh thai hiện nay thường có nhiều hooc-môn nữ.

    Viên thuốc ngừa thai có chứa làm lượng hooc-môn nữ estrogen và progesterone. Mặc dù không nói rõ ràng nhưng có thể đã xảy ra tình trạng quá tải hàm lượng của những chất này trong nước tiểu của người sử dụng chúng, hoặc bị quẳng vào bồn dưới dạng thuốc viên. Đó chính là điều đã đang thúc đẩy "sự nữ hoá" trong những con cá đực nước ngọt. Có ít nhất 200 hợp chất có nguồn gốc từ nước thải mang những tác động tương tự về mặt sinh lý, bao gồm các sản phẩm đi kèm của chất tẩy rửa, mỹ phẩm và chất nhựa dẻo.

    Tyler nhận định: "Những chất hoá học này gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khoẻ của cá hơn cả những gì chúng tôi dự đoán."

    Để giải thích về cách mà nhóm nghiên cứu của ông biết được nguyên căn vì sao những sản phẩm này lại ảnh hưởng bất thường đến loài cá, Tyler thêm vào: "Dùng những con cá đặc biệt đã bị biến đổi gen cho phép chúng tôi nhìn thấy những phản ứng đối với những hoá chất này trong cơ thể cá theo thời gian thực. Điển hình như việc chúng tôi chỉ ra rằng hàm lượng oestrogens tìm thấy trong chất dẻo ảnh hưởng đến van tim."

    Thuốc chống suy nhược cũng làm thay đổi nhất định những hành vi của loài cá một cách bất ngờ. Những loại thuốc này "làm giảm thiểu bản tính nhút nhát tự nhiên của một số loài cá, bao gồm cả cách chúng phản ứng với động vật ăn thịt."

    Mặc dù chưa được bình duyệt để công bố chính thức trong tạp chí, các kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày tại Hội thảo kỉ niệm 50 năm thành lập Hiệp hội Thuỷ sản tổ chức tại Exeter trong tuần này. Thật không khó để lập luận rằng đây sẽ là một địa điểm lý tưởng để tập hợp và trình bày những nghiên cứu trong lần đầu tiên.

    Trong khi chờ đợi kết quả, nếu bạn có thể ngừng quẳng giấy vệ sinh xuống toilet thì Mẹ thiên nhiên hẳn sẽ rất biết ơn đấy!

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ