Bà mẹ này đã suýt mất quyền nuôi con vì DNA siêu hiếm!

    Đức Khương, Theo Phụ nữ Việt Nam 

    DNA được coi là căn cứ chuẩn nhất để xác định xem hai người có phải là bố con hay mẹ con ruột của nhau hay không. Tuy nhiên không phải lúc nào kết quả xét nghiệm DNA cũng là chính xác.

    Một người phụ nữ có tên Lydia Fairchild ở bang Washington, Hoa Kỳ đã từng bị kiện vì tội gian lận phúc lợi xã hội. Mặc dù Fairchild đã đưa ra bằng chứng hình ảnh về quá trình nuôi dạy con và người bạn đời cũ của cô, cha của bọn trẻ, cũng xác nhận rằng anh ta có mặt khi Fairchild sinh.

    Nhưng có vẻ như những điều đó vẫn là chưa dủ, vì bằng chứng xét nghiệm DNA lại cho thấy rằng DNA của cô không hề khớp với DNA của các con.

    Cô không thể tìm được luật sư đại diện cho mình và phải hầu tòa một mình cho đến khi cô sinh đứa con thứ ba trước sự xác thực của quan chức tòa án. Nhưng lại một lần nữa, DNA của đứa trẻ vẫn không khớp với DNA của cô.

    Do đó, tòa án đã cho rằng cô ấy chắc chắn đã nói dối bằng cách nào đó và quyết định đứa những đứa trẻ đến trung tâm bảo trợ xã hội.

    Nghi ngờ xét nghiệm của tòa bị sai, Lydia đã xin thực hiện lại xét nghiệm ở một số phòng thí nghiệm độc lập do chính cô lựa chọn. Tuy nhiên kết quả vẫn không có chút thay đổi nào. Kết quả xét nghiệm DNA vẫn cho thấy cô không phải mẹ ruột của những đứa trẻ.

    May mắn thay, vào giây phút Lydia cảm thấy vô cùng tuyệt vọng và bất lực, thì một luật sư thông minh đã xuất hiện và tiếp nhận vụ án của cô.

    Bà mẹ này đã suýt mất quyền nuôi con vì DNA siêu hiếm! - Ảnh 1.

    Trong thời gian trước khi diễn ra vụ án, Lydia Fairchild mới chỉ 26 tuổi, thất nghiệp và vừa ly thân với cha của các con khi cô. Bởi vậy Lydia quyết định nộp đơn xin hỗ trợ của nhà nước ở bang Washington.

    Và để có thể đủ điều kiện để nộp đơn, cả gia đình đã phải cung cấp mẫu DNA để chứng minh mối quan hệ của họ. Khi có kết quả kiểm tra, văn phòng dịch vụ xã hội đã gọi điện cho cô và yêu cầu cô đến văn phòng của họ gấp.

    Nhân viên xã hội và một đại diện pháp lý đã đưa ra bằng chứng DNA rằng các con của cô ấy không có quan hệ huyết thống với cô. Theo đó, Lydia Fairchild đang phạm tội gian lận phúc lợi bằng cách nói dối về mối quan hệ của cô với các con.

    Lúc đó, Lydia đã bị sốc và cảm thấy vô cùng sợ hãi. Cô gọi điện cho bố mẹ của mình, và cho cả các bác sĩ sản khoa, những người đã đỡ đẻ cho cô để xác minh xem có sự nhầm lẫn nào không. Tuy nhiên mọi người khẳng định chắc chắn rằng không có chuyện trao nhầm con.

    Theo đó, bang đã đệ đơn kiện cô dù đang mang thai đứa con thứ ba vào thời điểm đó. Ban đầu, cơ quan công tố yêu cầu gia đình thực hiện 3 xét nghiệm DNA riêng biệt để loại trừ các sai sót trong phòng thí nghiệm. Nhưng tất cả kết quả đều cho thấy cô không phải mẹ ruột của hai đứa con cô.

    Bà mẹ này đã suýt mất quyền nuôi con vì DNA siêu hiếm! - Ảnh 2.

    Mặc dù Lydia Fairchild có thể đưa ra những bức ảnh chụp cô ấy với các con cũng như những lời khai từ gia đình cô ấy, nhưng bên công tố vẫn tin rằng cô ấy đã nói dối bằng cách nào đó. Tòa án Hoa Kỳ vào thời điểm đó đã chấp nhận kết quả xét nghiệm DNA là không thể nhầm lẫn. Vì vậy, họ buộc tội Lydia Fairchild gian lận phúc lợi xã hội.

    Thẩm phán khuyên Fairchild nên nhờ luật sư, nhưng tất cả họ đều từ chối với lý do rằng cô sẽ không bao giờ thắng kiện vì bằng chứng DNA đã nói ra tất cả.

    Tại thời điểm này, Fairchild chỉ còn vài ngày nữa là sinh đứa con tiếp theo. Và khi tòa án đề nghị đưa hai đứa con của cô vào các nhà nuôi dưỡng riêng trong khi vụ việc được kháng cáo, cô đã yêu cầu tòa án hoãn vụ án cho đến khi cô sinh đứa con thứ ba. Thẩm phán đồng ý và yêu cầu một nhân chứng có mặt khi cô sinh.

    Bà mẹ này đã suýt mất quyền nuôi con vì DNA siêu hiếm! - Ảnh 3.

    Khi đứa trẻ thứ ba được sinh ra, tòa án tiếp túc tiến hành xét nghiệm DNA. Khoảng hai tuần sau đó, kết quả xét nghiệm DNA lại một lần nữa cho thấy không có sự tương đồng về di truyền giữa cô và đứa con mới sinh.

    Mặc dù nhân chứng đã có mặt và theo dõi từ lúc cô sinh cho đến khi các bác sĩ lấy máu của cả Fairchild và đứa trẻ để tiến hành xét nghiệm. Nhưng thẩm phán vẫn giữ nguyên tuyên bố của mình rằng Fairchild đã lừa dối theo một cách nào đó về việc mang thai.

    Tuy nhiên, luật sư Alan Tindell, người bị hấp dẫn bởi vụ án kỳ lạ này, đã đồng ý đại diện cho cô.

    Bà mẹ này đã suýt mất quyền nuôi con vì DNA siêu hiếm! - Ảnh 4.

    Tindell đã điều tra và xác nhận rằng những đứa con của cô ấy không phải do chị gái hoặc anh trai của cô ấy sinh ra. Anh ấy thậm chí còn hỏi Fairchild liệu có bắt cóc chúng không. Sau khi bị thuyết phục bởi câu trả lời kiên quyết của cô ấy, Tindell bắt đầu điều tra bằng chứng chống lại Fairchild.

    Tindell đã đọc được một bài báo đăng trên Tạp chí Y học New England, đề cập đến một trường hợp ở Boston tương tự như của Lydia. Trong đó nói đến trường hợp của Karen Keegan, một bà mẹ 52 tuổi có hai con trai ở Boston. Khi bà cầm ghép thận, những đứa con của bà đã tình nguyện hiến thận của mình cho mẹ. Tuy nhiên xét nghiệm DNA lại cho thấy bà và các con của mình không trùng khớp.

    Sau khi nghiên cứu chuyên sâu hơn, họ phát hiện ra rằng Keegan có hai bộ DNA khác nhau trong cơ thể. Điều này là do trong quá trình mẹ của Keegan mang thai bà, đã có sự hợp nhất của hai quả trứng được thụ tinh độc lập ở giai đoạn phát triển rất sớm, được gọi là chimerism. Các kết quả nghiên cứu đã được công bố vào cùng năm mà cuộc điều tra Fairchild bắt đầu, năm 2002.

    Bà mẹ này đã suýt mất quyền nuôi con vì DNA siêu hiếm! - Ảnh 5.

    Bằng chứng này rất quan trọng đối với trường hợp của Fairchild và tòa án đã cho phép xét nghiệm DNA của Fairchild thêm một lần nữa. Các kỹ thuật viên phòng thí nghiệm do tòa chỉ định bắt đầu lấy các mẫu tóc, da và máu, nhưng tất cả đều cho thấy chúng chỉ có cùng một dòng DNA.

    Chỉ đến khi lấy một mẫu từ cổ tử cung của Fairchild, họ mới tìm thấy DNA (dòng DNA thứ hai) khớp với các con của cô. Nhưng điều tra vẫn chưa kết thúc.

    Mẹ của Fairchild phải gửi DNA của mình để so sánh và kết quả cho thấy bà chính xác là bà ngoại của bọn trẻ, thẩm phán mới bác bỏ vụ kiện.

    Bà mẹ này đã suýt mất quyền nuôi con vì DNA siêu hiếm! - Ảnh 6.

    Trường hợp của Fairchild là một trong những báo cáo công khai đầu tiên về hiện tượng chimerism và được sử dụng làm ví dụ trong các cuộc thảo luận sau này về tính hợp lệ và độ tin cậy của bằng chứng DNA trong các vụ kiện tại tòa án ở Hoa Kỳ.

    Các trường hợp chimerism được ghi nhận ở những người như Fairchild và Keegan là rất hiếm và tỷ lệ xuất hiện của nó vẫn chưa được biết. Một số nhà nghiên cứu suy đoán rằng hiện tượng chimerism ở người cũng phổ biến như ở các cặp song sinh khác trứng hoặc khác trứng. Tỷ lệ mắc hội chứng này có thể đang gia tăng đều đặn do việc sử dụng ngày càng nhiều các công nghệ hỗ trợ sinh sản.

    Nguồn: Esploaioni Geografiche; Earthlymission; OggiScienza 

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ