Thực ra, những gì bạn thường thấy trong ảnh không phải là những hình ảnh được phản chiếu một cách chân thực nhất đâu. Ở ngoài đời trông bạn tuyệt hơn thế nhiều, thon gọn và hấp dẫn hơn.
Theo tờ Gizmodo, tiêu cự ống kính của các camera khác nhau có thể làm “phẳng” khuôn mặt bạn, tức là trông bạn sẽ bị mập hơn một chút so với thực tế. Hiện tượng bóp méo này xảy ra khi một ống kính camera biến các đường thẳng thành cong, và bạn thấy đấy, hệ quả của nó là bạn luôn trông mũm mĩm hơn bình thường.
Tuy nhiên, điều ngược lại cũng thường xuyên xảy ra nữa, khi mà hiệu ứng này lại làm bạn trông có vẻ như gầy hơn.
Để mọi người có thể hình dung rõ ràng hơn về cách mà tiêu cự ống kính có thể thay đổi hình dáng khuôn mặt, nhiếp ảnh gia Dan Vojtech đã ghép các tấm hình anh chụp lại với lần lượt các tiêu cự khác nhau, từ 20mm, 24mm, 8 mm, 35 mm, 50 mm, 70 mm, 105 mm, 150 mm, đến 200 mm.
Vojtech chụp trong khoảng cách gần với những ống kính góc rộng, và ngược lại, trong khoảng cách xa hơn với những ống tele, để khi ghép lại những khung hình có thể khớp với nhau và cho ta dễ thấy sự tương phản giữa các tiêu cự khác nhau. Cũng bởi điều này, ảnh GIF ở trên cho thấy một hiệu ứng được gọi là “Hitchcock Zoom” (các bạn có thể tham khảo thêm trong link ở cuối bài)
Những ống kính góc rộng, đúng như tên gọi của chúng, cho ra những bức ảnh bao quát với trường thị giác khá lớn. Cũng nhờ chúng mà ta mới có thuật ngữ “hiệu ứng mắt cá” (fish-eye effect). Hiệu ứng này khiến những vật với khoảng cách gần camera như phồng lên và trông lớn hơn, còn những vật ở xa thì nhỏ đi so với thực tế đồng thời bị dãn dài sang hai bên.
Mặt khác, những ống kính tele lại làm cho mọi thứ trông có vẻ bị “phẳng” như các bạn có thể thấy trong hình với tiệu cự 200mm bên dưới.
Vậy làm sao để sau khi chụp ta có những hình ảnh chân thực nhất?
Theo PetaPixel, ống kính với tiêu cự từ 85mm đến 135mm là phù hợp nhất cho việc chụp chân dung. Các loại ống này sẽ ít gây ra sự bóp méo, qua đó trông bạn sẽ không bị mập hơn hay gầy hơn so với thực tế.
Tham khảo Thisisinsider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4