Bằng công nghệ, một kỹ sư đã tạo ra chiếc nón phân loại y như trong Harry Potter

    T.Dương,  

    Vì các cô con gái yêu quý của mình, ông bố quyết tâm hiện thực hóa chiếc mũ thần kỳ trong thế giới giả tưởng bằng khoa học công nghệ.

    "Oh, bạn có thể nghĩ rằng tôi xấu xí, nhưng đừng đánh giá dựa trên những gì bạn nhìn thấy, tôi sẽ tự ăn bản thân mình nếu bạn có thể tìm được một chiếc nón thông minh hơn tôi".

    - Trích đoạn trong bài hát về chiếc nón phân loại (năm 1991).

    Nếu ai là fan hâm mộ của bộ truyện Harry Potter chắc hẳn còn nhớ đến chiếc nón thần kì được đội vào đầu các học sinh năm thứ nhất mới nhập học để phân loại học sinh vào từng nhà. Chiếc nón có thể nói, có mặt để biểu lộ cảm xúc.

    Từ chiếc nón, Harry Potter đã rút ra thanh kiêm Gryffindor và dùng nó để kết liễu con Tử xà Basilisk trong căn hầm bí mật. Trong phần 7, Neville Longbottom đã rút được thanh kiếm đó từ chiếc mũ để chém Nargini (con rắn bên cạnh chúa tể Voldermort). Chiếc nón được bảo quản tại văn phòng hiệu trưởng Hogwarts.

    Mới đây, một kiến trúc sư của hãng IBM Watson đã quyết định biến chiếc nón phù thủy chỉ có trong tiểu thuyết thành sự thực để dành tặng riêng cho 2 cô con gái của mình: Lucy 8 tuổi và Julia 6 tuổi.

    Trả lời phỏng vấn với tờ Tech Insider, anh nóif: ''Tôi đã suy nghĩ về một vài dự án thú vị, và thật tình cờ, 2 cô công chúa của tôi đều la fan cuồng của Harry Potter, chúng đã đọc đi đọc lại cả bộ truyện đến 5 lần''.

    Chiếc nón hoạt động theo một cách không thể đơn giản hơn. Bạn đội chiếc nó lên đầu (thực ra phần này chỉ để giống như trong truyện mà thôi) và nói với chiếc nón một vài điều về bản thân bạn sau đó nó sẽ nói cho bọn biết bạn thuộc loại người nào.

    Chiếc nón phân loại này chạy trên phần mềm Natural Language Classifer của công ty Watson, giúp nó giải thích và phân loại ngôn ngữ. Vì thế khi Anderson cài đặt dòng mã ''trung thực'' là một đặc điểm của nhà Hufflepuff thì chiếc nón sẽ chọn bạn vào nhà Hufflepuft nếu bạn miêu tả bản thân mình với những từ ngữ giống hoặc tương tự như thế.

    Việc quyết định những từ ngữ nào phù hợp với 4 nhà trong bộ truyện Harry Potter được gọi là ‘’việc đặt cơ sở’’. Nó giống như là việc giải nghĩa tính từ khi một cột gồm những tính từ miêu tả bản thân, còn cột còn lại để giải thích ý nghĩa những tính từ đó.

    Không khó để đoán ra rằng cô con gái nhỏ nhất của Anderson là người đã thiết kế hầu hết từ ngữ cho chiếc nón, ông nói: ‘’Tôi bắt đầu với 5 đến 6 dòng ngôn ngữ, Lucy nhìn qua vai tôi và nói muốn thử, cô bé đã tạo ra 150 dòng’’.

    Nhưng với việc chỉ chạy trên phần mềm Natural Language Classifyer sẽ làm cho người sử dụng phải miêu tả bản thân họ bằng những đoạn chữ viết tay. Vì thế Anderson còn sử dụng phần mềm Speech to Text cho phép bạn nói chuyện trực tiếp với chiếc nón.

    Đồng thời, Nó cũng sở hữu một hệ thống AI công nghệ cao giúp chiếc nón có thể tự tìm tòi, phát triển khả năng ngôn ngữ của mình dựa trên 150 từ cơ bản của Lucy.

    Anderson nói rằng qua một khoảng thời gian, chiếc nón đã học được tương đối nhiều thông qua việc lướt mạng, thậm chí anh hoặc Lucy có thể can thiệp và sửa lại những từ ngữ mà nó sử dụng sai.

    Khi Anderson và con gái của anh đã cài đặt xong những phần mềm dành cho chiếc nón phù thủy, họ đã quyết định thêm vào một số đặc điểm làm cho nó trở nên sinh động hơn. Chả hạn như, nếu bạn được chọn vào nhà Slytherin, lông mày của nó sẽ nhíu lại, tỏ ý không hài lòng. Còn đối với nhà Gryffindor, đôi mắt của nó sẽ chuyển sang màu xanh.

    Aderson nói: ‘’Nếu thời gian cho phép, tôi có thể làm cho chiếc nón trở nên cá tính và sinh động hơn trong dịp Halloween tiếp theo’’.

    Qua đây, chúng ta thấy công nghệ có thể làm nên những điều kì diệu như phép thuật. Vậy thứ gì sẽ được kì vọng sau chiếc nón phù thủy? Một chiếc đũa ma thuật hay một cây chổi biết bay chăng?

    Tham khảo TechInsider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ