5 thách thức lớn Lazada sẽ phải đối mặt tại thị trường Việt Nam

    PV,  

    Lazada được nhận vốn khủng từ quỹ đầu tư sau lần thứ 5 gọi vốn thì Lazada đã có 236tr USD. Cho tới thời điểm hiện tại thì Lazada là đứa con được ưu ái nhất của Rocket Internet khi trở thành website được rót vốn lớn nhất so với các sản phẩm tương tự đầu tư vào các thị trường Nga, châu Phi và một số nước cùng khu vực Đông Nam Á.

    Để giải thích cho điều này, CEO của Lazada đã cho rằng thị trường Đông Nam Á vô cùng tiềm năng và ông quyết tâm thâm nhập bất kể những rào cản vốn được cho là khó nhằn với các công ty đã thành công ở thị trường Âu Mỹ với mô hình tương tự.

    5 thách thức lớn Lazada sẽ phải đối mặt tại thị trường Việt Nam
     

    1. Ôm quá nhiều, tiêu quá ác

    Lazada là đại siêu thị với gần 27.000 loại sản phẩm tới thời điểm hiện tại, con số này là quá nhiều để quản lý tốt. Như bạn biết Amazon cần 7 năm để có lãi thì Lazada đặt chỉ tiêu chỉ 2 năm. Theo thống kê hơn 20 doanh nghiệp ngành dot com lớn nhất thế giới có giá trị trên 1 tỷ usd thì chỉ có 3(Amazon, Rakuten, 360Buy) tức chưa tới 15% số doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực này gây dựng được đế chế tỷ usd dạng B2C, đây là mô hình thành công kinh điển vì nó rất khó thành công và một khi thành công thì rất khó đánh bại.

    Lazada sẽ phải đối mặt với vấn đề quản lý sản phẩm vô cùng lớn với việc quản lý các mối quan hệ nhà cung cấp, khách hàng do hình thức thanh toán trực tuyến chưa phổ biến nên vấn đề địa điểm, giao vận từ tỉnh này tới tỉnh khác tốn kém khá nhiều thời gian và chi phí. Lazada vốn không cung cấp sản phẩm do họ tự sản xuất nên bị phụ thuộc rất nhiều vào nhà cung cấp và vì thế luôn ở trạng thái bị động, nhất là có thể mất uy tín với khách hàng nếu nhà cung cấp không đảm bảo đúng theo hợp đồng. Trở ngại lớn nhất là Lazada phải bán được số lượng lớn cho mọi mặt hàng và vì thế nhà cung cấp sẵn sàng ưu ái họ hơn từ giá và số lượng cung cấp và thời gian giao hàng cũng như bảo hành sản phẩm.

    Thật may là số khách hàng đến từ 2 thành phố lớn HN và HCM chiếm tỉ lệ lớn nhưng trong tương lai không xa Lazada phải nhìn nhận ra được thị trường mà họ cung cấp không chỉ ở 2 thành phố này bởi, các sản phẩm của Lazada thực chất không rẻ và khách hàng ở 2 thành phố này là các khách hàng sành sỏi, họ dễ nhận ra điều này, trong khi 70% khách hàng Lazada nhắm tới là nghiệp dư, ít hiểu biết....

    Quản lý một khối lượng đầu sản phẩm khổng lồ sẽ tiêu tốn rất nhiều tiền quảng cáo cho các mặt hàng này cũng như quản lý chúng...Thành công của Lazada nhờ vào kinh nghiệm quản lý nhiều hơn là sáng tạo, điều này thì kém xa Amazon.

    2. Dịch vụ không thể hoàn hảo như cam kết

    Khác với Zalora, chỉ bán 1 loại sản phẩm là thời trang. Lợi thế của site này là chi phí quảng cáo cho sản phẩm này không cao. Tôi đã phân tích các sản phẩm của Zalora và Lazada và tính toán chi phí trung bình quảng cáo các ngành hàng thì chi phí cho Lazada gấp 5 lần chi phí trung bình quảng cáo cho Zalora, trong khi bài toán quản lý Zalora dễ dàng hơn rất nhiều.

    Mặt hàng trên Zalora dễ quảng cáo vì hình ảnh bắt mắt, giao hàng dễ do nhỏ gọn và không sợ móp méo, có thể đổi trả dễ dàng, giá không quá cao so với cá mặt hàng đồ điện tử hàng triệu vnd trên lazada nhà cung cấp ít hơn và đối tượng sử dụng co gọn hơn...điều này giúp Zalora mặc dù có biên lợi nhuận thấp nhưng lại được đánh giá cao về sự thành công trong tương lai nhiều hơn gã khổng lồ Lazada.

    Lazada gần đây gặp một vấn đề lớn mà chưa giải quyết triệt để là bảo hành sản phẩm, bản thân họ không là đơn vị sản xuất cũng như cung cấp mà phải qua các nhà phân phối khác và chỉ là nơi tạo ra trải nghiệm mua sắm, thu tiền hộ nhà cung cấp và giao hàng tới tận nơi, nhưng khách hàng thì chỉ hiểu một điều đơn giản là tôi mua hàng của Lazada chứ không phải của nhà cung cấp A, B hay C. Tính thương hiệu của Lazada sẽ khiến họ gặp khó khăn nhiều trong việc giải thích với khách hàng khi Lazada cho phép bán quá nhiều mặt hàng xuất xứ từ Trung Quốc.

    3. Đánh giá sai về thị phần trực tuyến VN

    Thị trường trực tuyến là tiềm năng như đại đa số các doanh nghiệp vẫn bàn ra tán vào nhưng tiềm năng thế nào thì từ trước tới này đa phần là đoán mò và thiếu căn cứ, các số liệu thu thập được đều từ bộ công thương hay hiệp hội thương mại điện tử, các con số này là không chính xác do số doanh nghiệp báo cáo về thường không trung thực hoặc không hết. Bức tranh vốn mịt mờ càng mờ mịt hơn.

    Lazada có thể có thị trường tỉ usd ở VN nhưng vào thời điểm mấy năm nữa thị trường này bị xé nhỏ hơn nhiều do đặc tính tiêu dùng của người dùng Việt Nam THIẾU TRUNG THÀNH, ngay cả khi bạn có database khách hàng đi nữa thì khách hàng thân thiết của bạn vẫn có thể nhảy sang website đối thủ mua sản phẩm của họ, tất cả ở niềm tin vốn dễ lung lay của người Việt. Lazada đã có tăng trưởng quá nhanh trong 1 năm nên họ đã hơi ảo tưởng về con số trong tương lai, nhưng tôi ngờ rằng trong năm thứ 2 kinh doanh tốc độ tăng trưởng của Lazada sẽ chậm lại một cách đáng kinh ngạc và xem Lazada khắc phục nó như thế nào.Tất nhiên là có cách giải quyết nhưng nó sẽ thay đổi một chút về mô hình kinh doanh hiện tại của Lazada vốn theo đuổi.

    4. Quản lý nhân sự , bài toán đau đầu tại Lazada trong tương lai

    Để làm việc ở Lazada, bạn sẽ chịu rất nhiều áp lực cạnh tranh từ chính đồng nghiệp và từ đối thủ cạnh tranh cũng như từ trong bạn khi bạn phải hoàn thành khối lượng công việc đặt ra với một KPI cụ thể. Nhân sự mới trong ngành này đa phần là sinh viên mới ra trường nhưng khác với các nước , ở các trường đại học VN sinh viên thiếu rất nhiều kĩ năng nên tỉ lệ đào thải nhanh ở Lazada là điều không khó hiểu. Về nhân sự cao cấp, Lazada sẵn sàng trả bạn với mức lương cao nhưng bù lại bạn cũng dễ bị đào thải nếu không đạt các chỉ tiêu đề ra, văn hóa người Việt ít muốn thay đổi, họ muốn an phận hơn nên Lazada sẽ khó tìm được nhân sự giỏi có khả năng lãnh đạo và lại vừa sáng tạo ở độ tuổi không còn trẻ, đây là một thách thức lớn khi Lazada muốn phình to hơn ở VN.

    Nhân sự cấp thấp như giao vận, kiểm hàng...không hề nhỏ nhưng đây lại chính là đối tượng đáng lo ngại nhất bởi độ tuổi lao động này bị giới hạn khi Lazada yêu cầu họ làm việc với sức khỏe 9x nhưng kinh nghiệm của một 8x đời cuối, đơn giản họ là công ty đa quốc gia. Đối tượng này ra vào liên tục và bài toán quản lý sẽ gây nhiều khó khăn , thay vì dành thời gian để sáng tạo Lazada chỉ có thể làm tốt tới mức mà họ đã làm với các sản phẩm mà họ có, mô hình dập khuôn.

    5. Bài toán về lợi nhuận biên - kinh điển

    Thời điểm này khi kinh tế VN đang khó khăn, việc thắt chặt chi tiêu sẽ ảnh hưởng lớn tiêu dùng trực tuyến. Một số ngành hàng có tăng trưởng tốt sẽ giảm trong những năm tới, vốn đem về tỉ suất lợi nhuận cao khiến Lazada phải cắt giảm số lượng bán và tăng cường bán các sản phẩm khác. Mặc dù được hỗ trợ tốt về công nghệ cũng như lường trước điều này nhưng để lãi được 1 đồng từ bán lẻ trực tuyến Lazada sẽ phải tính toán cực kì chuẩn xác nếu không số tiền 100tr usd vừa huy động cũng tiêu hết sau vài năm.

    Nếu Lazada chiếm lĩnh toàn bộ thị phần bán lẻ trực tuyến thì cùng lắm cũng chỉ nắm được 30% thị trường trong 3 năm nữa, 40% trong 5 năm nữa thì với giá trị lợi nhuận thu được từ mảng bán lẻ , giá trị công ty lúc đó cũng chỉ rơi vào ngưỡng 300tr usd trong khi Lazada đã gọi vốn tới 236tr usd tại thời điểm này. Đó là lý do sẽ khó gọi vốn được vòng tiếp theo nếu Lazada không chỉ ra được thị phần lớn hơn mà họ sẽ có với nhà đầu tư. Nhưng thật thú vị là RI thường bán toàn bộ công ty sau khi thành công tại một thị trường nên con số này có thể đã được tính toán trước chăng

    Câu trả lời còn ở phía trước nhưng nếu bạn là người làm TMĐT thì cơ hội cho bạn vẫn còn rất nhiều, Lazada cũng chỉ là gã không lồ chậm chạp mà thôi.

    Theo Mak Nguyễn
    Action

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày