Bộ giáp cực độc này sẽ tái hiện lại khung cảnh "Võ sĩ giác đấu" thời La Mã cổ đại

    Nguyễn Hải,  

    Bạn là fan của những cuộc đấu nảy lửa giữa các chiến binh? Một bộ áo giáp công nghệ có thể biến giải đấu đó trở thành sự thực.

    Trông giống một người lính stormtrooper trong phim “Star Wars”. Martin “The Wolf” Söderström, một người Thụy Điển hâm mộ kungfu, đánh cây gậy chiến đấu nặng nề xuống cánh tay của đối thủ, người cũng đang trong trang phục tương tự. Ở phía bên kia căn phòng, một máy tính nhanh chóng xác định liệu cú đánh đó sẽ gây ra một vết bầm tím hay gãy xương, nếu đối thủ của ông không mặc bộ quần áo bảo vệ. Hãy chào đón thế giới võ thuật đầy bạo lực thế hệ mới, được mang đến bởi sự tiến bộ của vật liệu và vi điện tử.

    Thông thường, ông Söderström sẽ không thể chiến đấu như thế này. Cú đấm của ông sẽ phải rất thận trọng để tránh gây ra các thương tích nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong. Các bộ đồ bảo vệ chắc chắn và mũ bảo hiểm giúp các đấu sĩ hạn chế được nhiều tác hại, nhưng nó cũng làm chậm và hạn chế chuyển động. Nó cũng không giúp ghi điểm dễ dàng hơn. Ví dụ, nếu đánh trúng đầu đối thủ, làm sao bạn có thể biết rằng cú đánh đó chỉ sượt qua đầu họ hay sẽ làm họ sứt đầu mẻ trán?

    Chiếc áo giáp mà ông Söderström và đối thủ mặc trên người được gọi là Lorica. Được phát triển bởi Chiron Global, một công ty của Úc. Chỉ nặng 19 kg, nhưng nó không những không quá nặng hay quá cồng kềnh để hạn chế chuyển động, mà còn có thể lộn người trên không. Ngoài ra, theo ông Söderström, nó vẫn đủ vững chắc để giảm vết đau do một nhát chém mạnh gây ra vào đầu hay và ngực.

    Lớp bảo vệ được làm từ Kevlar, một chất liệu tổng hợp vững chắc được phát minh gần 50 năm trước bởi DuPont, và giờ được ứng dụng rộng rãi trong trang bị bảo hộ. Ngoài ra, trong chiếc Lorica, nó được gia cố bằng các composite sợi carbon, một loại vật liệu nhẹ nhưng khỏe hơn thép và được sử dụng rộng rãi trong công nghệ hàng không vũ trụ. Lớp ngoài cùng là nhiều loại polyme và các vật liệu khác, nhưng Chiron giữ bí mật về chất liệu này.

    Một số khu vực quanh các khớp của cơ thể chỉ được bảo vệ bởi một miếng xốp dày mà không có vỏ vững chắc bao quanh. Điều này cho phép các cử động dễ dàng như các cú đá, nhưng nó cũng có nghĩa là các đòn tấn công vào các khu vực này sẽ bị cấm và các cạnh vũ khí phải được làm cùn đi. Công ty cho biết mũ bảo hiểm của họ có thể bảo vệ chống lại chấn thương do chấn động, vốn vẫn là mối lo trong các môn thể thao tiếp xúc.

     Bộ quần áo Lorica của hãng Chiron Global.

    Bộ quần áo Lorica của hãng Chiron Global.

    Bộ đồ có thể bị nóng từ bên trong, vì vậy các võ sĩ chỉ sử dụng chiếc Lorica trong 90 giây, sau đó có thể ngồi nghỉ trong khi chúng được làm mát bằng khí nén thổi qua một mạng lưới các ống silicon trong bộ đồ. Không khí đi qua hàng ngàn lỗ nhỏ li ti đi thẳng vào da bởi một lớp áo lót.

    Các thương tích ảo

    Việc chấm điểm được thực hiện bởi 52 cảm biến, giúp đo lường các loại lực 10.000 lần một giây, bao gồm các cảm biến va chạm,cảm biến gia tốc và các cảm biến rung, tạo ra bởi tác động của tay, chân và vũ khí. Các dữ liệu được truyền không dây về máy tính để tính toán khả năng khả năng gãy xương, tổn thương mô và các chấn thương khác, những điều có thể xẩy ra nếu các võ sĩ không mặc đồ bảo vệ. Bởi vì có rất ít thông tin công khai về các vết thương, gây ra bởi các cú đánh từ cạnh của vũ khí vào các phần khác nhau trên cơ thể, các nhà nghiên cứu của Chiron dự định thực hiện các thí nghiệm của riêng mình, khi đánh vào các xác lợn với vũ khí như các cú đập, mũi tên và phi tiêu của ninja.

     Một võ sĩ của giải đấu Unified Weapons Master đang mặc bộ giáp.

    Một võ sĩ của giải đấu Unified Weapons Master đang mặc bộ giáp.

    Theo dự tính của ông Justin Forsell, một trong các đồng sáng lập của Chiron, tất cả những ưu điểm trên có khả năng sẽ đưa mang đến một môn thể thao mới rất hợp thời. Một loạt các trận đấu thử nghiệm sử dụng hệ thống này đã được tổ chức vào tháng Ba ở Wellington, New Zealand. Trận đấu chính thức đầu tiên, được tổ chức dưới thương hiệu của Unified Weapons Master, sẽ bắt đầu vào cuối năm nay ở Úc, sau đó các trận đấu sẽ được mở rộng sang Mỹ vào năm 2017.

    Sự đa dạng dân tộc sẽ là một phần khi kết hợp với môn giải trí này. Võ thuật từ các nền văn hóa khác nhau, ví dụ như kiếm thuật Nhật Bản và võ gậy Trung Quốc, sẽ được đọ sức cùng nhau. “Quỷ Chiến” Shen Meng (War Demon), một võ sĩ người Bắc Kinh, người đã sử dụng một thế võ tàn độc, còn được biết với tên “Ưng trảo công” (Eagle Claw) trong cuộc đấu ở Wellington, tin rằng hệ thống này sẽ thổi một làn gió mới vào những siêu anh hùng trong các môn võ thuật. Ông cũng thích hệ thống này ở chỗ, một trọng tài sẽ không cần thiết nữa, để bước vào và dừng trận đấu nhằm tránh chấn thương cho võ sĩ. Ngoài ra, việc xem lại các dữ liệu của trận đấu sẽ rất tốt để cải thiện kỹ thuật của mình.

    Chưa đầy 24 giờ sau khi đoạn video đầu tiên về trận đấu thử xuất hiện, một quan chức trong Bộ chỉ huy các lực lượng đặc biệt của Mỹ đã gọi điện cho Chiron để hỏi về cách có được một số bộ quần áo. Bốn đại diện khác của quân đội cũng có yêu cầu tương tự. Dường như, quân đội cho rằng những bộ quần áo có thể sử dụng để dậy các kỹ thuật cận chiến. Những tia hy vọng về khả năng của truyền hình đã xuất hiện, nhưng có lẽ phát minh hơi bạo lực này có thể đã tìm thấy một thị trường khác.

    Tham khảo Economist

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ